0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HAI NHÓM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẬNDỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠYHỌC SINH HỌC CẤP THPT (Trang 29 -31 )

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3.3. Thực nghiệm sư phạm

Kiểm chứng lại giá trị của các biện pháp phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học cấp THPT.

3.3.2. Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm

3.3.2.1. Nội dung

- Trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy một số bài lí thuyết, thực hành, dạy học dự án một số bài Sinh học 10, 11, 12.

- Đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học THPT..

- Mỗi lớp được chọn tiến hành dạy gồm các nội dung sau:

TT Tên bài Thời gian thực hiện

1 Dự án: Ứng dụng cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất vào thực tiễn (Sinh học 10)

2 tuần chuẩn bị Thực hiện: 01 tiết Báo cáo kết quả: 01 tiết

trên lớp

2

Mô hình STEM: Xây dựng mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây cà chua từ các chai nhựa phế thải tại vườn Sinh – Địa trường THPT 1

1 tuần chuẩn bị Thực hiện: 02 tiết Báo cáo kết quả: 01 tiết

3

Tổ chức đề tài nghiên cứu khoa học:

Vấn đề cần giải quyết: Thực trạng vào khoảng tháng 4/2018, hệ sinh thái rừng ngập mặn tại xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh thấy hàng trăm cây bần (còn gọi là cây mắm trắng) bị bạc lá bất thường.

Chuẩn bị: 01 tuần Thực hiện: 01 tuần Báo cáo kết quả: 01

buổi

3.3.2.2. Thời gian

Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm từ tháng 9/2016- 9/2018.

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm :

3.3.3.1. Chọn trường thực nghiệm:

- Chúng tôi chọn 4 trường THPT để thực nghiệm.

- Nhằm thoả mãn yêu cầu của TN sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ môn Sinh học của các lớp trong từng trường. Chúng tôi chọn mỗi trường 2 lớp. Các lớp sĩ số gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau.

- Trong quá trình TN, chúng tôi kết hợp với các giáo viên bộ môn ở các trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá.

3.3.3.2. Bố trí thực nghiệm:

Ở đây chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo mục tiêu (không có lớp đối chứng), tiến hành trên 4 lớp với số lượng 168 học sinh.

- Trước TN chúng tôi cho học sinh làm 1 bài kiểm tra với các câu hỏi cần kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Trong quá trình TN sư phạm, chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 lần với 3 đề nhằm kiểm tra 4/6 tiêu chí đã đề ra qua dạy - học Sinh học.

3.3.4. Kết quả thực nghiệm

Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy:

- Việc sử dụng hai nhóm biện pháp luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn. Cụ thể:

+ Không khí lớp học sôi nổi trước các câu hỏi, bài tập tình huống mang tính thực tiễn được nêu ra. Đa số học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em tranh luận rất sôi nổi, hứng thú, chủ động tìm ra kiến thức mới.

+ Các kiến thức liên hệ thực tiễn đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh, gắn việc "học đi đôi với hành".

+ Ở giai đoạn sau thực nghiệm, bên cạnh cải thiện được KNVD kiến thức, HS còn phát triển được các kĩ năng khác như phân tích – tổng hợp, suy luận, khái quát hoá, đặc biệt là phát triển được kĩ năng tự học, kĩ năng sáng tạo. Các em biết cách lập luận, trình bày vấn đề logic hơn, ngắn gọn hơn nhưng đầy đủ. Các em đã biết cách đặt cho mình các câu hỏi tại sao?, vì sao? và tính liên tưởng giữa lí thuyết và thực tiễn được đặt ra thường xuyên trong quá trình học tập.

+ Kết quả kiểm tra HS về các kiến thức cơ bản liên quan đến 3 chủ đề thực nghiệm có 97,02% đạt yêu cầu, trong đó loại giỏi 36,9%, loại Khá 46,43%.

* Tóm lại: Việc sử dụng các giải pháp để phát triển KNVD kiến thức cho HS trong dạy- học Sinh học bước đầu đã đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HAI NHÓM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẬNDỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠYHỌC SINH HỌC CẤP THPT (Trang 29 -31 )

×