II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM
9. Công tác thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
kiệm, chống lãng phí
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các chủ thể trong việc chấp hành các quy định pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, đặc biệt là các lĩnh vực xã hội quan tâm như xây dựng cơ bản, kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe...; việc chấp hành chính sách, pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT trong các lĩnh vực tài chính, quản lý doanh nghiệp; tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức; thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; công tác tổ chức, quản lý, thực hiện dự án; việc tuân thủ các quy trình, quy phạm trong thi công để đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo ATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi thi công công trình giao thông. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo ATGT, bảo vệ KCHTGT.
- Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo với tinh thần giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng đơn thư, vụ việc theo đúng quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BGTVT ngày 12/09/2014. Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; phát hiện và xử lý triệt để vi phạm (nếu có).
- Tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo điều hành và cải cách TTHC trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, đề cương thanh tra, kiểm tra; chế độ thông tin, báo cáo; xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, cách thức tiến hành và biện pháp tổ chức thực hiện.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực quản lý và các hoạt động của ngành. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và phổ biến pháp luật; nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thanh tra GTVT. Quyết liệt chỉ đạo và triển khai thực hiện Đề án Phòng, chống tham nhũng trong phạm vi toàn ngành, công khai minh bạch các thông tin có liên quan đến hoạt động thanh tra.
- Tăng cường công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, nhằm nâng cao chất lượng Kết luận thanh tra và đảm bảo các kết luận thanh tra phải được thực hiện nghiêm túc. Tăng cường kiểm tra nội bộ và xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm, tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ quy định của Nhà nước trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời các sai sót, đồng thời có chỉ đạo hướng dẫn để các đơn vị thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ xác định các chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể trong từng lĩnh vực.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của BCH Trung ương Đảng khóa X và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Thực hiện tiết kiệm triệt để trong mọi hoạt động, tiết giảm chi tiêu công.
- Các tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI).