3. Cơ sở và phương pháp dự báo cầu và cung lao động
3.3 Giải pháp kết nối cung cầu, chính sách pháp luật của nhà nước
Củng cố, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của các tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật .
- Rà soát, quy hoạch hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm đáp ứng yêu cầu của xã hội, tạo niềm tin cho người lao động, người sử dụng lao động khi sử dụng các mạng lưới giao dịch việc làm.
- Phát triển mạng lưới giao dịch việc làm, có thể áp dụng theo 4 cấp hành chính (trung ương, tỉnh/ thành phố, quận/huyện, xã /phường) cung cấp dịch vụ việc làm tới tận hộ gia đình thông qua các cán bộ ở phường, xã,..
- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo xu hướng việc làm, nhu cầu của người sử dụng lao động, chi phí đào tạo, tỷ lệ hoàn trả của đào tạo,… Đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin về dự báo kinh tế, triển vọng đầu tư, các dự án phát triển, trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ dự kiến nhu cầu nguồn nhân lực và chủ động xây dựng các kế hoạch nhân lực của mình. Đặc biệt, cần đầu tư cho công tác thống kê, phân tích dữ liệu thông tin thị trường lao động ở cấp tỉnh và kết nối thông tin giữa các tỉnh nhằm cung cấp, điều phối lao động.
- Đưa các chương trình, như “Chương trình thị trường lao động” tới gần với người lao động với những thông tin, kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp và những hiểu biết cần thiết khi tìm việc làm. Kết hợp với doanh nghiệp tổ chức tuyển và đào tạo cấp
tốc những kiến thức cơ bản cho lao động nông thôn để cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp cần tuyển lao động.
Sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quan hệ lao động, đào tạo và đào tạo lại, di chuyển lao động...để đảm bảo cho lao động được di chuyển một cách linh hoạt, giảm bớt sự phân mảng của thị trường lao động theo ngành nghề, lãnh thổ, trình độ.
- Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống quản lý, thông tin về lao động - việc làm khoa học; xây dựng đề án cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội.
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam hiện nay, tiềm năng cho sự phát triển nguồn nhân lực số là rất lớn. Tuy nhiên, để có thể sở hữu được nguồn nhân lực số đòi hỏi cần phải thực hiện tam giác phát triển nguồn nhân lực số bao gồm: vai trò then chốt, dẫn dắt của Chính phủ về cơ chế, chính sách, môi trường cho sự phát triển công nghệ số; nhân tố trung tâm của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, chuyển đổi và thích ứng với công nghệ số ở mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các cơ sở đào tạo và bản thân mỗi một nguồn nhân lực cần thường xuyên chủ động, hòa nhập, có năng lực làm chủ các công nghệ số và nhanh chóng thích ứng với sự biến đổi của công nghệ. Trong đó, vai trò tiên phong tạo động lực thuộc về Chính phủ.
Ngành viễn thông Việt Nam đang dần khẳng định vị thế cũng như vai trò to lớn, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước. Trong đó, không thể kể đến nguồn lao động trình độ cao đáp ứng được sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế tri thức hiện nay, việc không ngừng trau dồi, đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết là một nhiệm vụ quan trọng mà các doanh nghiệp viễn thông cần quan tâm, từ đó khẳng định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế.
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌP NHÓM THẢO LUẬN NHÓM 2
STT Thành viên Mã sinh viên
Thành viên tự đánh giá Nhóm trưởng đánh giá Giáo viên
cho điểm Ghi chú 1 Lê Sỹ Duy 19BM0410012 8 8
2 Trần Ngọc Duyên 19BM0410013 9 9 3 Mạc Phan Hải 19BM0410014 8 9 4 Nguyễn Bích Hằng 19BM0410015 8 9 5 Vũ Thúy Hằng 19BM0410016 8 8 6 Ngô Minh Hoàng 19BM0410017 9 9 7 Dương Thị Thu Hương 19BM0410019 8 9 8 An Văn Hưởng 19BM0410020 8 8 9 Vũ Thúy Huyền 19BM0410021 8 9
Hà Nội ngày 6 tháng 9 năm 2020
Thư ký Nhóm Trưởng