Trong tiến trình đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc hình thành các Tổng công ty nhà nước theo các Quyết định số 90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 và Quyết định số 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ là phù hợp, bước đầu đã có tác dụng đáng kể trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh ở thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sức ép cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ngày càng lớn. Từ đó đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng các Tập đoàn kinh tế
65
mạnh theo hướng công ty mẹ, công ty con đủ tiềm lực về các mặt trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cả thị trường trong nước và quốc tế.
Bước sang thế kỷ XXI, trước yêu cầu hội nhập kinh tế mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế trong môi trường pháp lý thống nhất về hoạt động của doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã chủ trương thí điểm hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước dựa trên nòng cốt là các Tổng công ty Nhà nước có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác, tham gia vào các hoạt động kinh doanh đa ngành với trọng tâm là ngành nghề kinh doanh chính. Theo đó, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước giữ vai trò chi phối chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô lớn về vốn, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, hoạt động rộng khắp trong nước và ngoài nước.
Ở Việt Nam, trong 2 năm 2005-2006, Thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt đề án chuyển đổi 08 TCT 90,91 sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế: Điện lực, Dầu khí, Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp tàu thủy, Công nghiệp cao su, Dệt – May, Công nghiệp Than- Khoáng sản và Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt.
Đối với ngành Dầu khí, ngày 29-8-2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 198/2006/ QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Mô hình Tập đoàn đã khắc phục được những tồn tại của mô hình tổ chức quản lý trước đây, đó là:
- TĐ DKQGVN thể hiện rõ vị trí và vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Tập đoàn cũng phát huy được vị trí tiên phong, dẫn dắt và tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, TĐ DKQGVN cũng đảm nhận vai trò đi đầu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế
66
quốc tế của nước nhà. Song song với phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường cũng là một vai trò quan trọng gắn liền với trách nhiệm của các Tập đoàn kinh tế lớn. Đây cũng được coi là lực lượng chủ lực trong các chương trình an sinh xã hội vì cộng đồng của Chính phủ
- Mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước, đã chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính sang liên kết bằng cơ chế đầu tư tài chính: Công ty mẹ chỉ thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn đối với công ty, không can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng các mệnh lệnh hành chính.
- Kinh doanh đa ngành theo hướng lấy công nghiệp dầu khí làm nòng cốt, phát triển kinh doanh sang các lĩnh vực tài chính, thương mại, bảo hiểm… có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Việc hình thành các đơn vị thành viên là các tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đã phát huy thế mạnh của ngành Dầu khí, đồng thời giúp Nhà nước hoàn toàn bảo đảm chi phối trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Dầu khí.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình tập đoàn kinh tế cũng đang bộc lộ những hạn chế:
Công ty mẹ đang hoạt động theo mô hình là Công ty dầu khí quốc gia, thay mặt Nhà nước quản lý các hoạt động dầu khí, đầu tư tài chính vào các công ty thành viên, thực hiện việc điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị thông qua người đại diện phần vốn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh được giao cho các công ty thành viên trực tiếp thực hiện. Đây là mô hình lựa chọn phù hợp cho giai đoạn đầu khi mới hình thành và với đặc thù của ngành Dầu khí. Tuy nhiên, về lâu dài công ty mẹ cần tổ chức lại công ty mẹ theo hướng có các hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp trong lĩnh vực chủ chốt của ngành như khai thác, chế biến dầu khí.
Tập đoàn kinh tế nhà nước là một mô hình quản lý mới, mà trong thời gian qua đã được bàn luận nhiểu cả ở các kỳ họp của Quốc hội và trên các phương tiện
67
thông tin đại chúng. Mặc dù thời gian còn ngắn, nhưng ―Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã phát huy hiệu quả, vị thế và tiềm lực của mình, tạo nên những thành tích, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng và Nhà nước đánh giá cao và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như danh hiệu tập thể Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước ta‖ [60, tr.574]. Trong thời gian tới, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý điều hành để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước sớm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho sự hoạt động hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước.
2.3.2 Tổ chức Đảng bộ.
2.3.2.1 Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2008
Cùng với sự chuyển đổi tổ chức ngành từ mô hình TCT 90 sang mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước, ngày 16-11-2006, Ban bí thư Trung ương Đảng khóa X đã có Quyết định số 287- QĐNS/TW đổi tên Ban cán sự đảng TCTDKVN thành Ban cán sự Đảng TĐ DKVN.
Ban Cán sự Đảng TĐ DKVN có nhiệm vụ ―lãnh đạo, định hướng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, công tác tổ chức, cán bộ và phối hợp chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong toàn Tập đoàn‖ [58, tr. 144].
Tuy nhiên, trong hoạt động mô hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp mạnh của Nhà nước nói chung và như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay đã bộc lộ những điều cần hoàn thiện. Theo điểm 3, điều 43 chương IX của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII thông qua ngày 1- 7-1996 thì Ban cán sự đảng có 2 nhiệm vụ chính: Lãnh đạo SXKD, định hướng phát triển của TCT và lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ.
Theo luật Doanh nghiệp thì HĐQT cũng với nhiệm vụ như vậy. Điều đó dễ dẫn đến ―tình trạng chồng chéo nhau về chức năng nhiệm vụ. Ai sẽ phủ quyết ai nếu như trong Ban Cán sự đảng và HĐQT có những ý kiến không thống nhất. Nếu hợp thức hoá bằng cách đưa các thành viên HĐQT vào Ban Cán sự đảng làm cho
68
hai tổ chức này trùng nhau về nội dung, hình thức, chỉ khác tên gọi‖ [ 6,tr.43]. Mặt khác Ban Cán sự đảng không có nhiệm vụ lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, nếu thêm chức năng này thì trái với Điều lệ Đảng. Bên cạnh đó, theo chức năng nhiệm vụ thì Đảng uỷ cơ quan TCT và các đảng uỷ của các công ty thành viên chỉ phối hợp với Ban Cán sự đảng chứ không chịu sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng.
Từ thực trạng trên, ngày 18-9-2007, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 84-QĐ/TW về việc kết thúc hoạt động của Ban Cán sự đảng Tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt, theo đó Ban Cán sự đảng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kết thúc hoạt động. Một số nhiệm vụ của Ban Cán sự Đảng Tập đoàn được chuyển về Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực hiện.
Ngày 22-1-2007, Đảng ủy Khối cơ quan Kinh tế Trung ương ban hành Quyết định số 340-QĐ/ĐUK đổi tên Đảng bộ cơ quan Tổng công ty Dầu khí Việt Nam thành Đảng bộ cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đảng bộ cơ quan Tập đoàn (mở rộng) là đảng bộ cấp trên cơ sở, bao gồm các chi bộ các ban/văn phòng thuộc cơ quan Tập đoàn và 6 đảng bộ của 6 đơn vị dầu khí hoạt động trong khu vực Hà Nội. Đảng bộ cơ quan Tập đoàn trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (trước đó là Đảng ủy Khối cơ quan Kinh tế Trung ương).
Tổ chức đảng trong các đơn vị thành viên khác của Tập đoàn tiếp tục trực thuộc đảng bộ các địa phương, tỉnh, thành phố nơi đơn vị có trụ sở chính.
Ngày 15-6-2007, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương ra Quyết định số 148-QĐ/ĐUK đổi tên Đảng bộ cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ngày 26-9-2007, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương quyết định chuyển Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Đảng bộ Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, lấy tên là Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (trên cơ sở sắp xếp lại Đảng bộ cơ quan mở rộng, thành lập mới các đảng bộ, như Đảng bộ Tổng công ty Điện lực dầu khí; các chi bộ, đảng bộ tại một số liên doanh, công ty, tổng công ty mới thành lập khác); đồng thời chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ.
69
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam gồm 27 ủy viên trong đó Ban Thường vụ có 9 ủy viên (Bí thư và 3 Phó Bí thư), Ủy ban Kiểm tra gồm 7 ủy viên.
Ngày 31-10-2007, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Văn bản chỉ đạo số 2794-CV/BTCTW về việc chuyển một số nhiệm vụ của Ban Cán sự Đảng cho Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực hiện, cụ thể là:
- Lãnh đạo Đảng bộ và tổ chức đảng các đơn vị thành viên thực hiện nhiệm vụ chính trị của tập đoàn kinh tế; thực hiện quyết định của cấp trên về công tác tổ chức, cán bộ và quyết định những vấn đề về công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp.
- Phối hợp với cấp ủy địa phương (nơi có các đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn có trụ sở và sinh hoạt đảng tại địa phương) triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị; công tác cán bộ; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
Đến ngày 1-12-2007, Đảng bộ Tập đoàn có 26 tổ chức trực thuộc, trong đó có 13 đảng bộ cơ sở, 11 chi bộ cơ sở và 2 chi bộ trực thuộc với trên 2.000 đảng viên/tổng số gần 24.000 [2, tr. 51] cán bộ công nhân viên chức lao động toàn ngành.
2.3.2.2 Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010.
Ngày 16-4-2008, xuất phát từ tình hình thực tiễn, để bảo đảm thực hiện kịp thời, đầy đủ sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ đối với ngành Dầu khí, Đảng bộ Tập đoàn đã báo cáo với Ban Bí thư Trung ương Đảng Đề án thành lập Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (toàn ngành Dầu khí Việt Nam) trong đó làm rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Đảng bộ Đề án thành lập Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Nội dung chính của Đề án thành lập Đảng bộ toàn tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là: Xác định vị trí, chức năng của Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn).
- Đảng ủy Tập đoàn là cấp ủy trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ
70
Đảng ủy Khối; là cấp ủy cấp trên trực tiếp của các tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy Tập đoàn.
- Đảng ủy Tập đoàn có chức năng lãnh đạo và kiểm tra, giám sát nhiệm vụ chính trị, công tác tổ chức, giáo dục và động viên cán bộ, đảng viên và người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng Tập đoàn, các đoàn thể quần chúng và đội ngũ công nhân vững mạnh; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, phát huy truyền thống ngành Dầu khí, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược kinh tế Biển Việt Nam và Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025; giữ vai trò, vị trí then chốt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ của Đảng ủy Tập đoàn:
- Lãnh đạo việc chấp hành chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Lãnh đạo việc đề ra và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Tập đoàn.
- Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.
- Lãnh đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nâng cao trình độ chuyên môn.
- Lãnh đạo công tác tổ chức xây dựng Đảng bộ. - Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát.
- Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội [25, tr. 3]
Ngày 6-11-2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X có Kết luận số 31- KL/TW về việc thành lập Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; ngày 18-11-2008, Ban Tổ chức Trung ương có Công văn số 5032-CV/BTCTW hướng dẫn thành lập Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Ngay sau đó, Đảng ủy Tập đoàn và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã khẩn trương tiến hành các thủ tục chuyển giao, tiếp nhận các tổ chức đảng. Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng bộ toàn tập đoàn) được thành lập theo
71
Quyết định số 849-QĐ/ĐUK ngày 17-12-2008 của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương – đây là mô hình Đảng bộ toàn nghành Dầu khí được thành lập theo kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng, bao gồm Đảng bộ Công ty Mẹ- Tập đoàn và đảng bộ các đơn vị trong toàn ngành Dầu khí hoạt động tại địa bàn trên khắp cả nước. Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, gồm 39 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc.
Đảng ủy Khối đã chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn gồm 35 uỷ viên; Ban Thường vụ có 11 uỷ viên, trong đó có Bí thư và 2 Phó Bí thư; Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy có 9 uỷ viên. Đến ngày 31-12-2008, tổng số đảng viên toàn Đảng bộ là 6.727 đảng viên [58, tr.148]
Mô hình của Đảng bộ Tập đoàn chia theo các cấp bao gồm:
- Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. - Đảng bộ/Chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Tập đoàn.
- Đảng bộ cơ sở/Đảng bộ bộ phận/Chi bộ cơ sở/Chi bộ trực thuộc. - Chi bộ trực thuộc.
Tổ chức đảng trong các đảng bộ trực thuộc gồm:
- Tổ chức đảng công ty, tổng công ty là các đơn vị thành viên của Tập đoàn