Sản xuất Bê tông siêu nhẹ

Một phần của tài liệu máy cuốn rơm tự động (Trang 25 - 26)

Ông Trần Văn Lượng (Nhật Tựu, Kim Bảng, Hà Nam) vừa nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ theo một quy trình riêng.

Loại bê tông siêu nhẹ được đúc thành từng khối.

Theo đó, nguyên liệu làm bê tông là hóa chất (làm từ nhựa thông, keo da trâu được nấu và cô đặc từ da trâu), xi măng PC40, cát hoặc xỉ than, mùn cưa hoặc trấu bổi rơm, rạ, lõi bắp ngô...

Các nguyên liệu này trộn với dung dịch tạo bọt và nước để tạo thành vữa bê tông nhẹ. Cách làm này vừa tận thu được các sản phẩm phế thải của nông nghiệp, sạch môi trường sống vừa hạ giá thành sản phẩm (có giá từ 900.000 - 950.000đ/m3.

Trong khi đó, giá nhập ngoại là từ 1,3 - 1,8 triệu đồng/m3). Qua thử nghiệm cho thấy, loại bê tông siêu nhẹ này có ưu điểm cách nhiệt, cách âm tốt, không gây tải trọng ngang, không thấm nước, không dẫn điện, khả năng chống cháy cao...

Ngoài ra, loại bê tông nhẹ này giúp giảm khoảng 25 - 30% chi phí xây dựng so với các vật liệu khác, giảm 20 - 50% kết cấu móng ban đầu, giảm 70% lượng vữa xây so với gạch thông thường... Các loại này có thể dùng để xây vách ngăn, chống nóng cho nhà...

Tuy nhiên việc xử lý rơm ban đầu rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ và chất lượng rơm. Nếu xử lý ban đầu không tốt rơm có thể bị ẩm, mốc,… không dùng được lâu. Nếu quấn rơm không gọn gàng thì sẽ rất tốn diện tích dự trữ hoặc số lượng dự trữ không được nhiều. Vì vậy để có thể sử dụng rơm rạ vào các mục đích như trên thì có một yêu cầu cần thiết là phải làm tốt công tác thu gom rơm rạ sau thu hoạch. Hiện nay tại nước ta chủ yếu rơm rạ vẫn được thu hoạch bằng tay. Một vài năm gần đây cùng với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp thì quá trình thu hoạch rơm đã được một phần tiến hành bằng máy móc. Đã có nhiều thiết bị thu gom rơm rạ được bà con nông dân sử dụng.

Một phần của tài liệu máy cuốn rơm tự động (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w