Nối song song máy phát đồng bộ (tt)

Một phần của tài liệu Bài giảng máy điện chương 5 TS nguyễn quang nam (Trang 27 - 28)

Thiết bị chỉ thị thời điểm thích hợp để đóng S2 gọi là đồng bộ kế. Sau khi hai máy phát đã đồng bộ, các máy có thể chia sẻ công suất tác dụng và phản kháng nhờ việc điều chỉnh động cơ sơ cấp và kích từ của mỗi máy.

Phân bố công suất tác dụng giữa các máy được điều chỉnh bằng các động cơ sơ cấp. Trước hết, động cơ sơ cấp của máy G2 được tăng lên, tần số của hệ sẽ tăng lên. Tần số của hệ được phục hồi bằng cách giảm công suất của động cơ sơ cấp của máy G1.

Việc thay đổi kích từ sẽ làm ảnh hưởng đến điện áp đầu cực và phân bố công suất phản kháng. Giả sử bây giờ tăng kích từ của máy G1, điện áp Ut sẽ tăng lên. Việc giảm kích từ của máy G2 sẽ đưa về trạng thái bình thường. Điện áp đầu cực, dòng tải, và hệ số

công suất của tải không thay đổi.

Vì công suất của ĐCSC không đổi, các điện áp kích từ sẽ bị dịch pha sao cho Efsin(δ) không thay đổi. Máy phát được tăng kích từ sẽ

mang tải cảm nhiều hơn. Hình 5.28b (giáo trình) minh họa trường hợp máy G1 cung cấp toàn bộ công suất phản kháng, và máy G2 hoạt động ở PF bằng 1.

11Phần 2 Phần 2

Vì lưới điện có công suất rất lớn so với máy phát, nên máy phát sẽ không gây ra ảnh hưởng đáng kể nào lên lưới điện, dẫn đến khái niệm bus vô hạn (có điện áp và tần số không thay đổi).

Để đơn giản hóa việc khảo sát, giả thiết kích từ của máy phát

không đổi, nhưng có cơ chế điều chỉnh công suất tác dụng của

động cơ sơ cấp.

Sau đây sẽ khảo sát việc điều chỉnh công suất của máy nối với

bus vô hạn và tải AC.

Một phần của tài liệu Bài giảng máy điện chương 5 TS nguyễn quang nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)