bảng font. Quan sát cột thứ hai (cột C1) trong hình trên, trong cột này chỉ có 2 LED ở hàng D2 và D3 là sang, các LED còn lại tắt. Điều này được thực hiện bằng cách kích chân C1 (Anod) lên mức cao, kéo các chân D2, D3 xuống mức 0 trong khi các chân Data khác được giữ ở mức cao. Các cột khác được thực hiện tương tự. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là làm sao hiển thị các cột với các đèn LED sáng khác nhau trong khi các ngõ Cathod của chúng đều được nối chung (thành các chân D). Ví dụ một người kéo tất cả 5 chân C0…C4 lên mức cao vào xuất tín hiệu ra các chân D, khi đó tất cả các LED trên dùng một hàng sẽ sáng hoặc tắt như nhau. “Bí quyết” ở đây chính là kỹ thuật “quét”, chúng ta sẽ hiển thị tuần tự các cột với các giá trị tương ứng của chúng chứ không hiển thị đồng thời. Trong ví dụ hiển thị số ‘4’, trước hết hãy kích chân C1 lên cao trong khi các chân C0,C2…C7 ở mức thấp, xuất tín hiệu ra các chân D để hiển thị lên cột C1. Tiếp theo kéo chân C2 lên cao và các chân Control khác ở mức thấp, xuất dữ liệu ra các chân D để hiển thị cột C2…Cứ như thế cho đến khi hiển thị hết các cột thì quay lại cột C0. Quá trình này gọi là “quét LED”. Do tốc độ “quét” rất cao nên chúng ta sẽ không có cảm giác “nhấp nháy”, các cột của ma trận như được hiển thị đồng thời. Chú ý là độ sáng của LED phụ thuộc vào số cột LED, nếu bạn “quét” quá nhiều cột LED, tỉ lệ thời gian “ON” của mỗi cột sẽ rất nhỏ so với thời gian “OFF” vì phải chờ quét các cột khác. Vì thế nếu ma trận LED có nhiều cột hoặc khi ghép nhiều ma trận, các mạch driver cần được sử dụng để đảm bảo độ sáng của LED.