Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học Đảng lãnh đạo quản lý lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 30)

3. Các giải pháp lớn

3.4. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn

phát triển ngành văn hoá, trong đó Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo. Cần hết sức chú trọng bảo đảm quyền tác giả theo Luật Dân sự, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thực sự có hiệu lực trong đời sống.

3.4. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá hoá

Một đặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên vũ đài chính trị, cũng như trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đây là một tất yếu khách quan của lịch sử, là sự thừa nhận của lịch sử, của toàn dân ta đối với công lao, vai trò mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đảm đương trên thực tế trong suốt các thập kỷ qua. Sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hoá là một đảm bảo cho quá trình phát triển của nền văn hoá Việt Nam.

Thừa nhận quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối cũng có nghĩa là tự nguyện gánh vác trách nhiệm trước mọi thực trạng hiện nay về văn hoá, cả về mặt được, mặt thành tựu, cũng như về mặt chưa được, mặt yếu kém. Khi đã tìm nguyên nhân cho những mặt tiêu cực, yếu kém đang tồn tại trong xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh đến nguyên nhân chủ quan, mà trong đó nguyên nhân chủ quan đầu tiên là do một bộ phận đảng viên có chức có quyền đã không làm tròn nhiệm vụ "đầu tàu" gương mẫu của mình, mà, ngược lại, còn bộc lộ những sa sút về giác ngộ lý tưởng, về phẩm chất đạo đức, thậm chí đi tới chỗ thoái hoá biến chất - ăn cắp của công, tiêu xài lãng phí, chơi bời sa đoạ - làm mất lòng tin của nhân dân.

Chính vì thế nói đến giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là, một mặt, nói đến việc tiếp tục phát huy sức mạnh về nhận thức tư tưởng, khoa học, về việc triển khai những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, mặt khác phải nêu cao tính gương mẫu của các cán bộ Đảng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên, xây dựng cho được một nền nếp văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước do Đảng làm trụ cột. "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" - câu nói dân dã ấy mang một ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Riêng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sự lãnh đạo của Đảng vừa mang tính nguyên tắc phổ biến mà cũng vừa có tính đặc thù. Văn hoá cần phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng cần thể hiện tính chủ động sáng tạo, quyền tự do dân chủ của cá nhân những người nghệ sĩ nhằm phục vụ tối đa lợi ích chính đáng của cả cộng đồng. Văn hoá cần được quản lý bằng pháp luật, bằng các chính sách cụ thể của Nhà nước, hết sức tránh sự can thiệp tuỳ tiện, tuỳ hứng, tuỳ ý thích riêng biệt của từng cá nhân người quản lý. Hơn ở đâu hết, như theo lời dạy của Lênin, văn hoá là lĩnh vực ít chịu đựng nhất đối với các sự can thiệp thô bạo, mang tính áp đặt, hành chính.

Để có thể nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hoá nói riêng, cũng như trong toàn bộ hoạt động xã hội nói chung, các cấp uỷ Đảng, từ Trung ương đến các địa phương, các ngành, cần đưa việc phê

bình và tự phê bình vào nội dung sinh hoạt thường xuyên của mình một

cách nghiêm túc, chứ không phải xuê xoa, chiếu lệ.

Chất lượng và hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hoá đã và sẽ là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nhân dân ta.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học Đảng lãnh đạo quản lý lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w