I. Máy chạy áp to máy cắt, nổ chì
K. Quy trình tháo và láp ráp máy nén tạo cơ sở thực tập
A. Tháo máy nén:
Tùy theo loại mà ta có quy trình tháo khác nhau ở đây chỉ nghiên cứu cách tháo công nghiệp, cở lớn kiểu hở, cụ thể là MyCom. Gồm 16 bước:
1
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD Nguyễn Du
1. Kiểm tra kỉ thuật và lập biên bản nhằm xác định tình trạng và tính đồng bộ để làm cơ sở pháp lý.
2. Chuẩn bị trước khi tháo.
• Chạy rút gas về BCCA
• Đóng van hút cho chạy hút chân không ở cate
• Ngừng và cô lập bằng cách đóng van chặn hút và van nén
• Ngắt toàn bộ điện của hệ thống lạnh
• Xả áp lực cửa cacte ra ngoài để cân bằng với môi trường bên ngoài
• Xả nhớt, tháo nước làm mát.
3. Tháo hệ thống truyền động: dây cuaro và bánh đai của
4. Tháo nắp của
5. Lấy lò xo giảm rung
6. Tháo cụm clape hút, tháo đinh óc ở thân máy
7. Tháo bộ làm mát dầu sau đó mở nắp bean cacte
8. Tháo bộ giảm tải nằm ở thân máy
9. Tháo cum pittong, xilanh đánh dấu cum theo cum xilanh, tháo tay biên dùng tay biên dày chuyên dùng xoáy vào bittoong để lấy cả cum bittong ra.
10.Tháo ổ đở chặn, bệ ổ đở chặn nằm ở phía buli, khi tháo kê đầu trục không cho bị trầy xướt
11.Tháo bơm dầu
12.Tháo trục khuỷu ra khỏi thân máy từ trái sang phải, khi tháo phải rút thật Êm, không cho trục cọ vào các bộ phận khác
13.Tháo bộ đệm kính đầu trục.
14.Tháo ổ đở chính, tháo bệ ổ đở chính về bên ổ đở phụ của bơm dầu.
15.Tháo bộ lọc tinh, thô, bộ lọc hút.
16.Tháo các bộ phận máy bằng chi tiết riêng lẻ, phải để chỉ tiết riêng lẻ, phải để chi tiết theo từng cụm, không vứt bừa bãi, không được làm va chạm các chi tiết máy, phải rửa sạch các chi tiết đánh dấu, các hư hỏng và tìm biện pháp khắc phục trước khi lắp máy.
B. Lắp máy nén:
1
1
• Kiểm tra sau khi sửa chữa chất lượng của các chi tiết để chuẩn bị đưa vào lấp ráp từ trong ra ngoài, chi tiết nào tháo sau cùng thì lắp và trước và chi tiết nào tháo đầu tiên thì lắp sau cùng.
• Lắp ổ đở chính và bệ của nó vào thân máy + Gắn cum trên thân máy
+ Lắp bộ lọc dàu tinh vào bệ ổ đĩa đỡ chính.
• Lắp đặt trục khuỷu vào carte
• Lắp ổ đĩa chặn
• Lắp bộ đở chính
+ Lắp vành bịt trục sau đó xiết chặt đai ốc
+ Lắp bạt xi túc vào nắp, phải cho dầu bôi trơn vào mặt phẳng trước, mặt phẳng gương làm việc sau đó lắp bộ đệm kín
• Lắp bơm dầu
• Lắp cụm pittong và xilanh tiến hành bên ngoài
• Gắn cụm pittong và xi lanh vào thân máy
• Lắp bộ giảm tải vào thân xi lanh
+ Lắp lò xo van hút vào các lổ để van sau đó ấn pittong giảm tải vào để hạ các chốt nóng xuống thấp.
+ Đặt các lá van hút vào rảnh cảu thân máy ở phía trên của các chốt nâng. Lắp bệ van hút vào dòng dẫn hướng của van nén vào phía trên của van hút.
+ Xiết chặt bu lông gắn vào bộ phận lạnh, thả tay ấn vào pittong giảm tải.
• Lắp bộ lọc dầu thô vào carte, đây nắp carte và xiết chặt lại.
• Lắp bộ lọc hút và vị trí đường hút.
• Cho nhớt mới vào carte, đậy nắp carte và xiết chặt carte lại.
• Lắp bộ làm mát dầu, lắp bánh đai
• Quay tay cho chạy nếu chạy êm và nhẹ thì chạy máy nén giai đoạn này. Chạy từ 2-5h, không có van nén nhằm mục đích kiểm tra sự làm việc của các chi tiết, tham chuyển động quay không được nóng quá 60°C. Hệ thống dầu bôi trơn phải làm việc ổn định cấp dầu đến mọi nơi cần có dầu và có thể điều chỉnh áp lực dầu trong khoảng 1-4 kgf/cm².
• Lắp cum van nén.
• Đặt lò xo giảm rung lên trên van nén, đậy nắp máy lại rồi xiết chặt các đai ốc từng cặp đối xứng với nhau.
• Lắp các đường ống dẫn nước làm mát máy nén.
1
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD Nguyễn Du
+ Giữa giai đoạn 2 này cho máy chạy có các van nhưng không có áp lực và chạy trong khoảng thời gian 5 giờ. Giữa giai đoạn này chủ yếu là giai đoạn kiểm tra sự cấp dầu đến bộ phận quay.
+ Đồng thời quan sát kĩ lại sự làm việc của cum pittong và tay biên
+ Giai đoạn 3 cho máy chạy cho áp suất cả 2 phía, phía của đầu đẩy là 3 kgf/cm² và thời gian kéo dài từ 2-4 giờ. Sau 3 lần chạy thử phải tháo máy ra và kiểm tra bề mặt làm việc của các chi tiết chủ yếu như: pittong, xi lanh, van hút, van nén.
+ Nếu các bộ phận này có bề mặt làm việc bình thường thì người ta lắp lại và tiến hành thư bằng khí nén áp suất bằng 3 kgf/cm². Trong thời gian 1,5 giờ để kiểm tra độ kín. Nếu không hở thì hút chân không trong máy nén và đưa máy nén nối liền với hệ thống lạnh.
+Cho máy chạy có tải trong thời gian 24-48 giờ để kiểm tra năng suất lạnh của máy và chế độ nhiệt độ của hệ thống.
• Nghiệm thu và bàn giao máy.
C. Các hư hỏng thường gặp của máy nén:
Hư hỏng do sự cố:
• Thương là do kết quả của người vận hành thiếu trách nhiệm lam sai qui định hoặc trình độ kỉ thuật chưa cao, hay do trách nhiệm của bộ phận nào đó không tốt từ lúc chế tạo và cũng có thể do lấp ráp không đúng qui định, do vậy gây nên sự hư hổng của máy nến.
• Do một số hư hỏng thường không khắc phục kịp thời
• Thời gian hư hỏng do vận hành thì được quy định thời gian sữa chữa cho từng loại máy.
• Muốn sửa chữa thì phải ngừng máy, cô lập máy ra khỏi hệ thống lạnh. Các loại vừa, lớn thường được sửa chữa tại chổ để quá trình sửa chữa nhanh và ít tốn kém. Khi sửa chữa tìm đúng nguyên nhân hư hỏng và lặp quy trình sửa chữa cho phù hợp.
hư hỏng thông thường:
• Là dạng hư hỏng mà tất cả các làm việc lâu dài đều phát sinh.
• Rạng nứt do ma sát
1
1
• Hao mòn làm biến dạng các chi tiết.
• Hư do tác dụng làm cho các chi tiết bị oxi hóa, ăn mòn điện hóa dẫn đến việc hoạt động kém hiệu quả cần phải sửa chữa định kỳ cho phù hợp.
• Trục khuỷu ( cốt) : hư bề mặt ổ đỡ, khi sửa chữa ta chỉ cần thay các ổ đỡ bị mài mòn do ma sát với các tay biên. Nếu thấy trục khuỷu bị trầy sướt ta phải đem lên máy mài tinh để mài lại.
• Các đường ống dẫn dầu nhờn nằm trong các trục khuỷu bị nghẹt, va chạm mạnh, lực đập lớn gây gẫy trục.
• Các ổ đỡ trục thường bị hở do ma sát, mài mòn giữa đường kính trong bạc với đường kính ngoài của trục ta phải thay thế. Nếu bị vỡ, sướt nhẹ ta phải gia công.
• Đối với xi lanh bị trầy xướt nhẹ thì gia công, nặng thì thay thế.
• Các vòng sec măng có thể bị hở vòng và rãnh, cong vênh,… ta phải thay mới.
• Các van hút, van nén: Do sử dụng lâu trong quá trình vận hành có thể cong vênh, bị rổ hoặc bị bám bẩn do cặng dầu tiếp xúc với nhiệt độ cao làm van có thể bị rạng nức, dẫn đến van đóng không kính vì vậy chúng ta phải thay thế ngay.
• Bộ đệm kính đầu trục có thể bị trầy xướt, cháy, không còn bóng như trước nữa.
• Dầu chảy ra ngoài do không bịch kín đầu trục.
• Bộ đệm kín nóng lên bất thường.
• Hệ thống thường có nhiều không khí vào.
• Động cơ điện thường xuyên bị quá tải.
Khắc phục:
• Mài mon bằng bột mài nếu hết xướt ta lau sạch và sử dụng lại, nếu không được thì phải thay mới.
• Mô tơ bị trục chặt: Nếu dây cuaro đứt thì thay dây mới, còn bị cáy mô tơ do hết dầu bôi trơn thì ta phải nạp thêm dầu….
• Không cho nước vào cacte vì khi nước vào cacte sẽ làm cho dầu bị oxi hóa, bôi trơn kém,…
1
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD Nguyễn Du
PHẦN V. LIÊN HỆ SO SÁNH GIỮA LÝ THUYẾT ĐÃ HỌC VÀ KIẾN THỨC THỰC TẾ , NHẬN XÉT ,ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN.