Điều trị bệnh vi khuẩn:

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn sinh học trong trang trại nuôi cá biển hiện đại, công nghiệp (Trang 27 - 28)

- Kháng sinh thường được sử dụng để chữa các bệnh cho cá lồng nuôi liên quan đến vi khuẩn trong đó chủ yếu là nhóm vi khuẩn Gram âm, là những kháng sinh đã và đang được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bảng 1 giới thiệu một số loại kháng sinh thường được dùng trong nuôi trồng thủy sản.

- Kháng sinh có thể được dùng để tắm hoặc trộn vào thức ăn:

o Trộn thuốc kháng sinh, vitamin C vào thức ăn cho cá nuôi, cho ăn liên tục 5-7 ngày

o Phương pháp tắm cần liều lượng cao nhưng ít ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Phương pháp trộn, sử dụng liều lượng thấp hơn nhưng dùng trong 5 - 7 ngày và ít nhiều ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá Bảng: Kháng sinh và vitamin dùng cho bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn ở cá biển

Tên thuốc Tác dụng Cách dùng Liều lượng

Oxytetracyline Vi khuẩn gram (-) - Tắm

- Phun vào nước

- 20-50 ppm trong 1 giờ - 2 - 5 ppm

Streptomycine Vi khuẩn gram (-) - Tắm - Tiêm

- 20 - 50 ppm trong 1 giờ - 10 mg/kg cơ thể

Erythromycin Vi khuẩn gram (-) - Tắm

- Phun vào nước

- 10 - 30 ppm trong 1 giờ - 1 - 3 ppm

Rifamycin Vi khuẩn gram (-) - Tắm

-Phun vào nước

- 10 - 20 ppm trong 1 giờ - 1 - 2 ppm

Bactrim Vi khuẩn gram (-) - Tắm - 1 - 3 ppm Vitamin C - Bệnh nhiễm

khuẩn

- Cho ăn - 30 mg/ 1kg cá/ngày trong mùa phát bệnh

BÀI 4: XỬ LÝ, LOẠI BỎ CÁ BỊ BỆNH HOẶC CHẾT

- Hàng ngày cần phải kiểm tra cá. Trường hợp phát hiện cá chết cần phải vớt ra khỏi lồng, bè hoặc bể nuôi cá càng nhanh càng tốt.

- Nếu cá bị bệnh cần để riêng cá bệnh và khử trùng nồng độ cao các trang thiết bị sử dụng.

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, 2004. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Hà ký và Bùi Quang tề. 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

Phan Thị Vân, Nguyễn Thị Hà, Trần Thị Kim Chi và Trương Mỹ Hạnh, 2006. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá Mú, cá Giò nuôi và đề xuất các giải pháp phòng và trị bênh. Báo cáo tổng kết đề tài (2003-2005). Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I.

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn sinh học trong trang trại nuôi cá biển hiện đại, công nghiệp (Trang 27 - 28)