Trên cơ sở các miền hệ thống của ĐTPT và các dãy cộng sinh tƣớng trầm tích có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng của đá sinh, đá chứa và đá chắn dầu khí.
1/ Đá sinh
Đá sinh dầu có chất lƣợng tốt chủ yếu thuộc các tƣớng sét vũng vịnh của miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) tuổi Oligocen cả thềm trong và thềm ngoài.
Đá sinh khí tốt thuộc các tƣớng bùn đầm lầy ven biển biển tiến (amt) của biển TST và sét đầm lầy ven biển biển thoái (amr) của HST tuổi Miocen dƣới cả thềm trong và thềm ngoài.
Đá sinh khí chất lƣợng trung bình thuộc các tƣớng bùn đầm lầy ven biển biển tiến (amt) của TST và sét đầm lầy ven biển biển thoái của HST tuổi Miocen giữa và Miocen trên (N12, N13).
2/ Đá chứa
Đá chứa lục nguyên (cát bột kết) có chất lƣợng tốt thuộc các phức hệ tƣớng kép (ar+amr) biển thoái tuổi Miocen dƣới, giữa và trên; còn chất lƣợng trung bình có tuổi Oligocen.Chất lƣợng đá chứa lục nguyên cát bột kết đƣợc đánh giá dựa trên điều kiện môi trƣờng hỗn hợp sông biển biển thoái thuộc miền hệ thống trầm tích biển thấp.Môi trƣờng này trong Miocen ở thềm ngoài thuận lợi hơn thềm trong.Theo thời gian, cát kết Miocen bị biến đổi yếu hơn trong Oligocen nên có chất lƣợng tốt hơn.
Đánh giá chất lƣợng colectơ của cát bột kết khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh chủ yếu bằng phƣơng pháp ngoại suy từ những điều kiện cần về đặc điểm tƣớng và môi trƣờng trầm tích thuận lợi để tạo nên các thể cát bột có triển vọng.
Một thể cát, cát bột có độ rỗng, độ thấm cao tất yếu phải đƣợc thành tạo trong môi trƣờng châu thổ bồi tụ tăng trƣởng, trong đó tiêu biểu nhất là các tƣớng cát bãi triều, tƣớng cát cồn chắn cửa sông. Các trầm tích này đƣợc thành tạo trong môi trƣờng có sóng hoạt động mạnh nên có hàm lƣợng thạch anh cao, hàm lƣợng xi
măng thấp (chủ yếu là kiểu lấp đầy). Đá có độ chọn lọc và mài tròn tốt tạo nên một không gian rỗng tối đa có độ rỗng hiệu dụng và độ thấm cao, đồng thời hàm lƣợng matrix thấp nên colectơ dầu khí sẽ có độ thu hồi cao.
Tuy nhiên, tại khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh hoạt động kiến tạo - địa động lực khá mạnh mẽ, đặc biệt là nén ép ngang từ phía tách giãn Biển Đông làm gia tăng mức độ biến đổi thứ sinh, làm giảm độ rỗng và độ thấm. Quá trình này xảy ra theo 2 mức độ khác nhau: cát kết Oligocen biến đổi mạnh hơn có thể đạt tới hậu sinh muộn và một phần biến sinh, còn cát kết Miocen chỉ đạt tới hậu sinh sớm nên chất lƣợng colectơ tốt hơn thuộc loại tốt (Me > 10%). Các đá colectơ chất lƣợng tốt phân bố trong đới tƣớng ar, ar+amr (thềm trong) và ar+amr (thềm ngoài).
3/ Đá chắn
Đánh giá chất lƣợng đá chắn khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh chủ yếu dựa trên phƣơng pháp phân tích hệ thống và ngoại suy trên phƣơng diện mối quan hệ giữa các dãy cộng sinh tƣớng và miền hệ thống trầm tích. Theo phƣơng pháp đó có thể xác định điều kiện cần để thành tạo các tập sét kết làm nhiệm vụ tầng chắn có chất lƣợng tốt là :
- Các tầng sét kết tƣớng biển nông biển tiến cực đại của TST tuổi Miocen giữa và Pliocen đƣợc coi là tầng chắn khu vực (Mt N12
, Mt N13).
- Các tầng sét kết thuộc tƣớng biển nông biển tiến cực đại của TST tuổi Oligocen là các tầng chắn địa phƣơng vì quy mô nhỏ (Mt E3).
KẾT LUẬN
1. Đứt gãy 109-110° E có tuổi Eocen giữa phát triển đến nay làm thềm lục địa hiện đại và trầm tích Kainozoi bị chia thành hai nửa. Ranh giới hai nửa thềm trong và thềm ngoài là một đới phá hủy có sƣờn dốc >30° tƣơng tự nhƣ một sƣờn lục địa.Hai phía đới này trầm tích thềm ngoài > trầm tích thềm trong.
2. Trầm tích Oligocen và Miocen khu vực lô 123 và 124 bể PK có 5 phức tập từ E31 đến N13. Mỗi phức tập có 3 miền hệ thống trầm tích: LST, TST, HST. Các tƣớng trầm tích phân bố có quy luật theo thời gian (mặt cắt) và không gian (chiều ngang) cộng sinh với 3 miền hệ thống trầm tích.Bề dày trầm tích thềm trong của các bể thứ cấp luôn nhỏ hơn thềm ngoài, thềm trong có các nhóm tƣớng a và am thống trị; thềm ngoài có các nhóm tƣớng am và m thống trị.Ở khu vực thềm ngoàitrong các phức tập từ Oligocen sớm đến Miocen muộnphát hiện tƣớng trầm tích ở đây đều chịu tác động bởi sự dao động của mực nƣớc biển địa phƣơng.
3. Các kiểu biến dạng chính: đứt gãy sau trầm tích; ép trồi móng do nén ép ngang tạo nên các biến dạng trồi lộ, các khối móng kiểu địa lũy làm chia cắt các bể nguyên thủy thành các “giả địa hào”; hoạt động núi lửa: xuyên cắt và biến dạng toàn bộ trầm tích Kainozoi. Biến dạng bể thứ cấp Oligocen liên quan đến triển vọng dầu khí, biến dạng bể N2-Q liên quan đến tai biến trƣợt lở đáy biển.
4. Trầm tích tuổi Oligocen và Miocen sớm và giữa bị ảnh hƣởng các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ của khu nên trầm tích vừa có bề dày thay đổi nhanh do đứt gãy đồng trầm tích, vừa bị biến dạng mạnh mẽ do đứt gãy sau trầm tích gây khó khăn cho việc phân chia phức tập thành các hệ thống trầm tích, tuy nhiên nhìn chung các trầm tích tuổi Oligocen, Miocen sớm và giữa vẫn có thể phân biệt đƣợc các yếu tố của địa tầng phân tập sau khi khôi phục các bể thứ cấp. Từ đó cho phép xác định các tƣớng và môi trƣờng trầm tích chủ yếu từ châu thổ đến biển nông.
5. Trầm tích Miocen trên có ranh giới với Pliocen- Đệ Tứ và Miocen giữa với bề dày lớn và nằm trong bối cảnh kiến tạo chung khá bình ổn vì vậy việc phân chia ranh giới phức tập hay phân tích hệ thống trầm tích đều dễ dàng hơn so với các phức tập Miocen sớm và giữa. Qua đó cho ta thấy đƣợc quy luật phát triển của một chu kỳ trầm tích bắt đầu là mặt bào mòn biển thoái cực đại của hệ thống trầm tích biển thấp (LST), sau đó là hệ thống trầm tích biển tiến (TST) và kết thúc là hệ thống
trầm tích biển cao (HST). Nhìn chung trầm tích tuổi Miocen thành tạo trong môi trƣờng châu thổ đến biển nông.
6. Qua việc phân tích địa tầng phân tập là dựa trên nghiên cứu đặc điểm cộng sinh tƣớng theo không gian và thời gian qua các mặt cắt địa chấn và thành phần trầm tích tiêu biểu. Từ đó, ta có thể vẽ đƣợc các bản đổ tƣớng đá cổ địa lý của từng giai đoạn tiến hóa bể thể hiện qua phát triển liên tục của các bể thứ cấp, qua đó có thể hình dung rõ nét hơn về đặc điểm tiến hóa địa động lực và địa chất của khu vực nghiên cứu theo không gian và thời gian là theo cơ chế đứt gãy sụt bậc, trôi trƣợt và xoay về phía đông nam tạo nên một hệ thống bể trầm tích không đối xứng, không đồng trục, khác nhau về bề dày và tƣớng trầm tích.
7. Các bể thứ cấp Pliocen - Đệ tứ bị co lại, khi phục hồi lại qua mặt cắt phục hồi thì các bể rộng dần ra từ Miocen muộn, Miocen giữa, Miocen sớm, Oligocen muộn và Oligocen sớm.
8. Đánh giá triển vọng hệ thống sinh - chứa - chắn
Đá chứa: khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh tồn tại các loại đá chứa chính: đá chứa vụn (các dải cát đƣợc tìm thấy trên lát cát địa chấn); đá chứa carbonat (đá chứa carbonat Miocen chủ yếu phân bố dọc phía Tây bể Phú Khánh).
Đá chắn: Đá chắn mang tính khu vực trong khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh có thể là sét biển Plio - Pleistocen. Ngoài ra còn có thể tồn tại tầng chắn khu vực tuổi Miocen dƣới giống nhƣ bể Cửu Long.
Tầng sinh: ở khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh có thể tồn tại hai tầng đá mẹ chính là sét đầm hồ, than và sét than châu thổ tuổi Oligocen, Miocen sớm.
Ở khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh có hai loại bẫy chứa chính: Móng bị ép trồi, dập vỡ và hệ thống đứt gãy tạo các bẫy cấu trúc; Các thành tạo đá chứa, đá sinh của hệ thống trầm tích biển thấp (LST) và hệ thống trầm tích biển tiến (TST) tạo bẫy địa tầng trầm tích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Mai Thanh Tân, 2007. Thăm dò địa chấn trong địa chất dầu khí.
2.Nguyễn Xuân Huy, 2005. Tiềm năng dầu khí bể trầm tích Phú Khánh. Hội nghị khoa học và công nghệ lần thứ 9, Trƣờng Đại học Bách khoa Tp. HCM. 3.Trần Nghi, 2003. Trầm tích học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
2003.
4.Trần Nghi,2005. Địa chất biển. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005. 5.Trần Nghi, 2010. Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
6.Trần Nghi (chủ nhiệm), 2010. Nghiên cứu địa tầng phân tập bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn và khoáng sản liên quan. KC-09-20/06-10.
7.Trần Ngọc Toản, Nguyễn Hồng Minh, 2007. Bể trầm tích Phú Khánh và tài nguyên dầu khí. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. NXHKHKT, 2007. 8.Hồ Đắc Hoài và Lê Duy Bách, 1990. Địa chất thềm lục địa Việt Nam và các
vùng kế cận. Báo cáo khoa học đề tài 48B.03.01. Lƣu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
9.Nguyễn Huy Quý, Lê Văn Dung, Nguyễn Trọng Tín và nnk (2002-2004).
Nghiên cứu địa động lực các bể Phú khánh, Tư Chính, Vũng Mây và thềm Tây Nam Việt Nam. Đề tài cấp nhà nƣớc - Viện Dầu khí.
10.Nguyễn Trọng Tín và nnk (2003). Cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bể Phú Khánh. Đề tài hợp tác với Xí nghiệp Liên doanh Vietso Petro.
11.Lê Trọng Cán và nnk, 1985. Phân vùng triển kiến tạo các bể Kainozoi thềm lục địa Việt Nam.
12.Trịnh Phùng và n.n.k, 1994. Địa chất thềm lục địa Việt Nam và các vùng lân cận. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập VI. Hà Nội.30.
13.Hoàng Đình Tiến, Nguyễn Thúy Quỳnh, 2000. Điều kiện và cơ chế sinh dầu khí ở các bể trầm tích Đệ tam thềm lục địa Việt Nam.
14.Gwang H. Lee and Joel S.Watkins, 1998. Seismic Sequence Stratigraphy and Hydrocarbon Potential of the Phu Khanh Basin, Offshore Central VietNam, South China Sea. AAPG Bull.v. 82,pp.1711-1735.
15.Lee G. H. and Watkins J. S., 1998. Seismic Stratigraphy and Hydrocarbon Potential of the Phu Khanh Basin, offshore Central VietNam, South China Sea. AAPG Bulletin V. 82, N0. 9, pp. 1711-1735.
16.Di Zhou, Ke Ru, Han Zong Chen, 1995. Kinematics of Cenozoic extension on the South China Sea continental margin and its implications for the tectonic evolution of the region. Tectonophysics 251 (1995) 161 - 177.