Màn hình ống tia âm cực CRT (Cathode Ray Tube)

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật vi xử lý nguyễn trung đồng (Trang 137 - 138)

Màn hình ống tia âm cực CRT là thiết bị hiển thị thông dụng nhất hiện nay. Màn hình CRT có cấu tạo như sau :

Màn hình CRT là một ống thủy tinh chân không với các bộ phận: cathode phát xạ điện tử, ống phóng tia điện tử, cuộn lái tia và màn hiển thị. Cathode bằng kim loại được nối với điện áp âm , được đốt nóng và tạo ra các điện tử tự do . Màn hiển thị được phủ một lớp chất liệu phát quang và dẫn điện, được nối với điện áp dương và đóng vai trò một anode. Dưới tác dụng của điện trường cường độ cao trong ống phóng, điện tử rời khỏi cathode, được hội tụ thành chùm tia hướng về phía màn hiển thị. Cuộn lái tia có tác dụng lái chùm tia điện tử dịch chuyển theo hai chiều dọc và ngang màn hình. Khi chùm tia điện tử đập vào màn hiển thị sẽ tạo nên một điểm phát sáng. Cường độ điểm sáng phụ thuộc vào cường độ chùm tia và chất liệu phát sáng. Khi chùm tia mất đi hoặc chuyển hướng thì điểm vẫn còn lưu sáng một khoảng thời gian ngắn sau đó, thời gian lưu sáng phụ thuộc vào chất liệu phát sáng và cường độ chùm tia.

138

Thiết bị hội tụ và gia tốc Cathode

Hai cuộn lái tia Màn hiển thị

Tia điện tử

Ảnh trên màn hình CRT được tạo từ các điểm ảnh. Điểm ảnh được tạo ra khi cường độ chùm tia điện tử được tăng lên, điểm ảnh không xuất hiện khi chùm tia bị tắt đi. Các điểm ảnh được tạo theo từng dòng, từ trên xuống dưới . Một ảnh hoàn chỉnh được tạo ra trên màn hiển thị bởi các dòng chứa các điểm ảnh. Các điểm ảnh chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Để có thể quan sát được ảnh cần làm tươi các điểm ảnh theo một chu kỳ xác định. Các điểm ảnh được làm tươi theo từng dòng, bắt đầu từ dòng thứ nhất. Các dòng được làm tươi tuần tự từ trên xuống dưới. Khi dòng cuối cùng được quét xong, quá trình làm tươi được bắt đầu lại từ dòng đầu tiên (hình vẽ).

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật vi xử lý nguyễn trung đồng (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w