Cấu trúc điều kiện-nhượng bộ “Dù P thì Q”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Ngữ nghĩa và ngữ pháp của cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt " potx (Trang 29 - 33)

Cấu trúc “Dù P thì Q” (dạng đầy đủ) về ngữ pháp là một kết cấu đề - thuyết P – Q với tác tử phân giới Đề - thuyết là “thì. Ví dụ:

(65) có len vào đấy thì cũng không ai có quyền kiểm soát cái khoảng tự do cuối cùng của tình cảm và quyền làm người của Sài.

(Thời xa vắng - Lê Lựu)

Cấu trúc điều kiện – nhân nhượng miêu tả một sự tình Q vẫn xảy ra trong điều kiện P cản trở. Người nói đặt ra điều kiện chưa có thật ở hiện tại

và giả định nó xảy ra trong tương lai. Trong câu chứa cấu trúc điều kiện - nhượng bộ có đầy đủ hai chỉ tố “dù” và “thì” trước hai tiểu cú P và Q. P luôn đóng vai trò là khung đề - nêu rõ những điều kiện làm thành cái khung về cảnh huống thời gian, không gian, trong đó điều được nói ở phần thuyết có hiệu lực” [35; tr. 82]. Tiểu cú Q đứng sau “thì” là thuyết .

Cũng có dạng thức tỉnh lược liên từ đứng trước Q biểu hiện dưới biểu thức “Dù P, Q” thì lúc này P là thành phần trạng ngữ đứng trước.

(66) tự tay mình xới lấy, Sài vẫn phải trả lời những đòi hỏi của cô. (Thời xa vắng - Lê Lựu)

Cũng có những trường hợp vị trí của P, Q thay đổi dạng “Q dù P” như ví dụ sau:

(67) Ai sẽ là người ủng hộ sài đó là sự nhen nhóm. (Thời xa vắng - Lê Lựu)

Lúc này “dù P” là một tiểu cú giữ vai trò trạng ngữ trong câu, bổ sung “ý nhượng bộ” cho vị ngữ và trước “dù” có thể đặt dấu phẩy (,).

(68) Hơn nữa anh chỉ giỏi tự nhiên, các môn tự nhiên của anh cùng ba học sinh của trường khác được coi là xuất sắc nhất tỉnh.

Và “dù” có thể được thay bằng một số chỉ tố nhượng bộ khác mà màu sắc vị từ còn rõ rệt – nghĩa là mức độ hư hóa ít hơn “” như “cũng”, “vẫn”, cũng vẫn”. Sự xuất hiện của vị từ này mang tính chất quan yếu. So sánh các trường hợp của ví dụ (69) sau:

a. không thắng thì chúng ta cũng phải chơi hết mình. b. không thắng, chúng ta cũng phải chơi hết mình. c. Không thắng thì chúng ta cũng phải chơi hết mình. d. Không thắng, chúng ta cũng phải chơi hết mình. e. * không thắng, chúng ta phải chơi hết mình. f. *Không thắng thì chúng ta phải chơi hết mình.

Những trường hợp có thể chấp nhận vì thỏa tiêu chí của ý nghĩa điều kiện nhân nhượng là (a), (b), (c), (d) còn trường hợp (e) và (f) thì không. Rõ ràng chúng ta thấy vai trò của “” và “thì” trong trường hợp này không phải bắt buộc. Gánh nặng ý nghĩa thuộc về “cũng”.

Vai trò của “thì” trong cấu trúc điều kiện – nhượng bộ

Sự có mặt của “thì” trong cấu trúc điều kiện – nhượng bộ “dù P thì Q”

không chỉ có tác dụng phân giới thành phần Đề - thuyết mà nó còn làm cho ý nghĩa của câu dễ hiểu, rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, như ví dụ trên, chúng ta thấy vai trò của “thì” trong cấu trúc điều kiện – nhượng bộ là không quan yếu. Người ta có thể bỏ “thì” và thay bằng dấu (,) như trường hợp ví dụ (b), (d) ở trên.

- Trường hợp bắt buộc dùng “thì” khi “dù” đứng đầu câu và đi theo sau là “sao” tạo nên tổ hợp “dù sao”.

“Sao” liên quan đến thành phần ý nghĩa của câu trước liền kề nó. Ví dụ (70) :

“Sài cứ phải cố cho vừa lòng vợ. Sự chiều chuộng của anh đã tạo nên thói quen lười biếng trong cô. Cô nhận ra, không có một kẻ đầy tớ nào hầu hạ lý tưởng bằng chồng, khi anh ta còn sức lực và tự nguyện hết lòng, hết sức, hết hơi vì vợ con. sao thì

anh ta cũng hiểu mình hơn một thằng ở. Dễ sai bảo, không e ngại bất cứ công việc gì, không cần ý tứ giữ gìn bất cứ một trường hợp nào.”

(Thời xa vắng - Lê Lựu)

Trong những trường hợp này, ý nghĩa nhân nhượng vượt ra ngoài ý nghĩa phạm vi câu mà mở rộng ra ý nghĩa của phạm vi đoạn, cụ thể là câu kế trước nó.

- Qua khảo sát, chúng tôi thấy rất nhiều trường hợp không bao giờ dùng

“thì” trong câu xuất hiện tổ hợp “dù vậy”. Đi sau nó luôn là dấu phẩy (,) với biểu thức “P. Dù vậy, Q”. Ví dụ:

(71) Nó thấy mệt mỏi. Dù vậy, nó cũng chạy ra ngoài quét thóc. (Thời xa vắng - Lê Lựu)

Biểu thức này có thể khôi phục thành biểu thức cấu trúc “dù P, Q” khi sự tình P và Q đã từng xảy ra và sẽ tiếp tục xảy ra như một thói quen và có thể khôi phục thành biểu thức “mặc dù P nhưng Q” khi sự tình P và Q là hiện thực. Ví dụ:

(72a) Mặc dù thấy mệt mỏi, nó cũng chạy ra ngoài quét thóc. (thói quen của “nó”)

(72b) Mặc dù thấy mệt nhưng nó vẫn chạy ra ngoài quét thóc.

Cấu trúc điều kiện – nhân nhượng ít xuất hiện với hình thức nghi vấn. Trong những trường hợp người nói đặt ra tình huống giả định ở P cản trở Q thì lúc này người nói sẽ tạo lập cấu trúc điều kiện “nếu P thì Q chứ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Ngữ nghĩa và ngữ pháp của cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt " potx (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)