Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam với công tác vận động thanh niên 2001 den nam 2010 (Trang 27 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động

thanh niên (cho đến năm 2000).

Quan điểm về công tác vận động thanh niên của Đảng ta là nhất quán từ khi thành lập Đảng đến nay. Quan điểm ấy đƣợc tiếp nối, kế thừa và phát triển từ “Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động” năm 1930. Vào mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, Đảng đã làm rõ, phát triển, bổ sung quan

27

điểm, chủ trƣơng về công tác thanh niên. Khi Liên xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu rơi vào khủng hoảng, hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Đảng ta đã chủ động, kịp thời lãnh đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới. Các quan điểm của Đảng về công tác thanh niên trong giai đoạn đổi mới là một bƣớc phát triển quan trọng về tƣ duy lý luận, thực tiễn của Đảng ta về thanh niên và công tác thanh niên. Đảng ta đã khẳng định: “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”[37, tr. 86]. Quan điểm ấy đƣợc khái quát nhƣ sau:

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, khả năng cách mạng to lớn của thanh niên. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI – Đại hội của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc đã xác định: “Phải có ý thức đầy đủ rằng chính thanh niên là lớp ngƣời có sứ mệnh lịch sử xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Mạnh dạn giao trách nhiệm cho thanh niên và thông qua các hoạt động xã hội mà đào tạo và bồi dƣỡng họ”[18, tr. 115-116]. Đến ngày 14/1/1993, Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã nâng lên tầm cao mới việc đánh giá vai trò, vị trí và khả năng cách mạng của thanh niên mang tính chất tổng kết lịch sử: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc bồi dƣỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên…”[37, tr. 85-86]. Trong suốt quá trình lịch sử cách mạng một trong những nhân tố hàng đầu dẫn đến thành công chính là đƣờng lối, chủ trƣơng, quan điểm, chính sách thanh vận đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự đánh giá, nhìn nhận, khẳng định vai trò, vị trí, khả năng cách mạng to lớn của thanh niên.

Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác vận động thanh niên. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã khẳng

28

định tầm quan trọng của công tác quần chúng, trong đó có công tác vận động thanh niên. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới đất nƣớc tầm quan trọng của công tác vận động thanh niên đƣợc Đảng đặt ở vị trí, mức độ “đặc biệt”. Ngay khi chuẩn bị bƣớc vào thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, Nghị quyết 26/NQ/TW của Bộ chính trị tháng 7/1985 đã nêu rõ: “Vận động thanh niên là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng. Làm tốt công tác thanh niên là đảm bảo sự kế tục và phát triển không ngừng của chế độ ta, bảo đảm hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc Việt Nam”[37, tr. 7]. Và khi Nghị quyết 04/NQ/TW tháng 1/1993 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ra đời thì tầm quan trọng của công tác thanh vận đã đƣợc nâng lên một bƣớc mới: “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố thành, bại của cách mạng”. Để đƣa cách mạng tiến lên, để sự nghiệp đổi mới thành công ngoài việc phải đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lƣợc phát huy nhân tố con ngƣời và nguồn lực con ngƣời nhƣ Nghị quyết 04/NQ/TW đã chỉ rõ bởi chính con ngƣời mới là nhân tố quyết định sự sống còn của dân tộc mình và cũng chính con ngƣời là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Và con ngƣời đó chính là thế hệ thanh niên. Họ vừa là chủ thể hiện tại, vừa là chủ thể tƣơng lai.

Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới đất nƣớc, chỉ trong thời gian ngắn gần 2 nhiệm kỳ Đại hội (từ 1985 đến 1993), Đảng ta liên tiếp ban hành 3 Nghị quyết quan trọng về tăng cƣờng lãnh đạo công tác thanh vận. Đó là Nghị quyết 26 và 25 của Bộ chính trị khóa V, khóa VI và Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII. Trong các Nghị quyết này, vấn đề giáo dục, bồi dƣỡng thế hệ thanh niên mới tiếp tục đƣợc tái khẳng định, đƣợc chú trọng đặc biệt.

29

Nghị quyết 26/NQ/TW tháng 7/1985 về công tác thanh vận, có 3 nội dung đƣợc nhấn mạnh và là điểm mới về nhiệm vụ giáo dục thanh niên. Đó là:

- Vấn đề giáo dục thế hệ trẻ “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại”đã đƣợc nêu trong nhiều văn kiện của Đảng trƣớc đây nay đƣợc nhấn mạnh thêm. Đây chính là hình mẫu lý tƣởng để thế hệ trẻ noi theo.

- Vấn đề giáo dục lao động và nghề nghiệp, kiến thức quản lý nhằm đào tạo thanh niên thành lớp ngƣời lao động mới có kỹ thuật, kỷ luật… là vấn đề mới. Điều này chỉ rõ việc xác lập một lớp ngƣời mới mà đất nƣớc đang cần ngoài lòng yêu nƣớc, trung thành với Đảng, yêu CNXH thì phải là ngƣời lao động có kỹ thuật, kỷ luật và có năng suất.

- Vấn đề giáo dục lối sống, nếp sống, ý thức tôn trọng kỷ luật, pháp luật… là vấn đề mới rất cần thiết đối với thế hệ trẻ đang sống ở môi trƣờng hiện tại và tƣơng lai với nhiều chiều tác động.

Những điểm nhấn và mới ở Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị khóa V đã đƣợc Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khóa VI tiếp tục tái khẳng định và làm rõ: Mục tiêu giáo dục đối với thế hệ trẻ phải đạt tới việc hình thành “Ngƣời công dân tốt, ngƣời lao động tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi theo pháp luật, có tình thƣơng yêu đồng bào đồng chí, đồng đội, có tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh, có lòng kính yêu ông bà cha mẹ, kính trọng ngƣời già, tôn trọng phụ nữ, yêu quý trẻ em, yêu mến thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng; đấu tranh chống những hành vi hung bạo, sống ích kỷ, buông thả, vô kỷ luật trong sinh hoạt xã hội, vô trách nhiệm đối với xã hội và gia đình… Bồi dƣỡng cho thanh thiếu niên ý thức cảnh giác chống lại những âm mƣu thủ đoạn và âm mƣu thâm độc của các thế lực thù địch hòng làm hƣ hỏng về tƣ tƣởng và nếp sống nhằm lôi kéo một số thanh thiếu niên chống lại chế độ XHCN và Đảng Cộng sản Việt Nam”[37, tr. 38].

30

Có thể thấy rõ Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khóa VI đã đề cao giáo dục tính nhân văn, nhân bản đối với thế hệ trẻ đồng thời chú trọng bồi dƣỡng ý thức cảnh giác cách mạng và tinh thần đấu tranh với mọi âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm làm hƣ hỏng thanh niên.

Đặc biệt, Nghị quyết 04/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII với quan điểm “Đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc bồi dƣỡng rèn luyện thế hệ thanh niên” việc giáo dục thanh niên đã đƣợc hoàn thiện một bƣớc. Đó là: “Đào tạo, giáo dục, bồi dƣỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con ngƣời mới có lý tƣởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và nghĩa tình, giàu lòng yêu nƣớc và tinh thần quốc tế chân chính. Cổ vũ thanh niên nuôi hoài bão lớn tự cƣờng dân tộc, năng động sáng tạo, làm chủ đƣợc khoa học và công nghệ mới, vƣơn lên ngang tầm thời đại, sánh vai với các nƣớc trên thế giới”. “Hình thành một lớp thanh niên nam nữu ƣu tú vững vàng về chính trị, kiên định con đƣờng XHCN, tiêu biểu cho thế hệ trẻ, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi mặt hoạt động của xã hội, những chuyên gia trí thức uyên bác chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, những văn nghệ sĩ có tài năng, những ngƣời lao động có tay nghề cao”[37, tr. 86-87]. Nhƣ vậy, việc đào tạo, bồi dƣỡng thế hệ thanh thiếu niên mới mà Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII đề ra đƣợc nâng tầm, mang tính thời đại sâu sắc. Quan điểm, mục tiêu này tiếp tục đƣợc các Đại hội Đảng toàn quốc sau này khẳng định.

31

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nêu rõ: “Thanh niên phải đƣợc đảm bảo việc làm khi bƣớc vào đời và đƣợc quan tâm giáo dục về nhân cách, bản lĩnh và lý tƣởng theo phƣơng châm “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại”[18, tr. 115]. Tiếp đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, bồi dƣỡng thành niên: “Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên”[20, tr. 124].

Bốn là, Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường đổi mới sự lãnh đạo đối với công tác vận động thanh niên. Sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng

đối với công tác vận động thanh niên và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là yếu tố tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn cách mạng có nhiệm vụ cụ thể và hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Vì vậy, Đảng ta luôn coi trọng việc tăng cƣờng đổi mới sự lãnh đạo đối với công tác vận động thanh niên. Trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, công các vận động thanh niên đã đƣợc Đảng ta đổi mới sự lãnh đạo phù hợp với đƣờng lối đổi mới.

Nghị quyết 26 của Bộ chính trị khóa V vào năm 1985 khi đất nƣớc ta chuẩn bị bƣớc vào sự nghiệp đổi mới đã đặt ra vấn đề “Xây dựng chế độ và nề nếp lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” với những nội dung cụ thể: “Cấp ủy Đảng đƣa công tác thanh niên vào chƣơng trình công tác thƣờng xuyên của mình, lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành, các đoàn thể thực hiện có kết quả… Từng thời gian, tổ chức Đảng các cấp mở hội nghị bàn và ra quyết định cần thiết về công tác thanh niên”[37, tr. 22]. Và Đảng yêu cầu “Nhà nƣớc coi công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng của chiến lƣợc kinh tế - xã hội”[37, tr. 21]. Ngay sau khi ban hành Nghị quyết 26 một tháng,

32

ngày 8/8/1985, Ban Bí thƣ đã có Chỉ thị 71 nêu rõ yêu cầu: “Tạo sự chuyển biến mới về nhận thức, quan điểm đối với công tác vận động thanh niên trong các cấp bộ Đảng, các tổ chức chính quyền, lực lƣợng vũ trang và các đoàn thể xã hội, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp đồng bộ với các cấp, các ngành. Xây dựng và thực hiện nề nếp chỉ đạo công tác thanh niên ở các cấp, phát huy vai trò chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”[37, tr. 25-26].

Sau 5 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới; mặc dù vừa ban hành Nghị quyết 26 (Bộ Chính trị khóa V) nhƣng Trung ƣơng thấy cần thiết phải ban hành Nghị quyết 25 (Bộ Chính trị khóa VI), điều này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt về tăng cƣờng đổi mới lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khóa VI nêu 3 quan điểm chỉ đạo quá trình đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Đó là:

Một là, Đảng, Nhà nước và toàn dân phải hết lòng bồi dưỡng, phát huy tiềm năng và vai trò chủ động của thanh niên trên mọi lĩnh vực của công cuộc đổi mới, coi đó là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược con người. Xây dựng môi trường thuận lợi để thanh niên phát triển nhân cách và cống hiến nhiều nhất.

Hai là, đoàn kết và tập hợp mọi tầng lớp thanh niên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh gắn liền với lợi ích thiết thực của mọi tầng lớp thanh niên theo con đường XHCN… Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh…

Ba là, Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của hệ thống chính trị - xã hội, phối hợp giữa gia đình, trường học và cac hội trong công tác thanh thiếu niên. Tổ chức phong trào hành động cách mạng của thanh niên phải di đôi với việc Nhà nước bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của tuổi trẻ…”[37, tr. 270-271].

Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI (phần về công tác vận động thanh niên) và nhất là 2 nghị

33

quyết 26 (khóa V), nghị quyết 25 (khóa VI) của Bộ Chính trị về công tác thanh niên, Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII thẳng thắn chỉ rõ: “Bƣớc vào giai đoạn mới của cách mạng, công tác vận động thanh niên chƣa đổi mới kịp thời. Khuyết điểm lớn là thiếu nhận thức sâu sắc về vai trò của thanh niên và nội dung công tác thanh niên trong thời kỳ mới… Lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng còn chung chung. Nhà nƣớc chậm chễ trong thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, thiếu đầu tƣ thích đáng và chƣa có tổ chức chuyên trách về công tác thanh niên…”[37, tr. 84-85].

Từ thực trạng nêu trên, Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ƣơng đã xác định đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên là cấp thiết và lâu dài. Sự lãnh đạo đó tập trung ở những mặt đƣợc nhấn mạnh và làm rõ thêm là:

“1. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên. Các cấp ủy từ Trung ƣơng đến cơ sở có chƣơng trình công tác thanh niên trong nhiệm kỳ, lãnh đạo cơ quan Nhà nƣớc xây dựng luật, chính sách, chƣơng trình, kế hoạch công tác thanh niên. Các tổ chức Đảng chăm lo, củng cố Đoàn, xây dựng mặt trận thanh niên…

2. Nhà nƣớc ban hành và hoàn thiện các chính sách việc làm, thu nhập, giáo dục… tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ và phong trào thanh niên… Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất cho công tác thanh niên…

3. Các đoàn thể, các lực lƣợng vũ trang và tổ chức xã hội có chƣơng trình công thánh thanh niên của tổ chức mình, xây dựng quy chế phối hợp với Đoàn và các tổ chức thanh thiếu niên[37, tr. 89-90].

Nhƣ vậy, nội hàm về tăng cƣờng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động thanh niên đã đƣợc nhấn mạnh, bổ sung, hoàn thiện qua từng Nghị quyết của Đảng.

34

Năm là, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phát huy vai trò mặt trận đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên. Bƣớc vào giai đoạn thực hiện sự nghiệp đổi mới, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tác động tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của Đảng, của Đoàn. Đảng ta lại tiếp tục khẳng định mối quan hệ giữa Đảng và Đoàn và xác lập vị trí, vai trò, tính chất, chức năng của Đoàn.

Nghị quyết 26 của Bộ chính trị khóa V tháng 7/1985 viết về tính chất và chức năng của Đoàn: “Là đội quân xung kích cách mạng, là đội dự bị chiến đấu của Đảng”; “Là trường học cộng sản chủ nghĩa của thanh niên,

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam với công tác vận động thanh niên 2001 den nam 2010 (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)