KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ TRÊN THAN HOẠT TÍNH VÀ THỰC VẬT THỦY SINH TRONG XỬ LÝ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chứa một số hợp chất nitro vòng thơm bằng phương pháp hấp phụ trên than hoạt tính kết hợp với sử dụng thực vật thủy sinh - Chương 3 (Trang 40 - 45)

- So sánh với khi xử lý riêng từng chất, kết quả khi xử lý hệ hỗn hợp vẫn

3.4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ TRÊN THAN HOẠT TÍNH VÀ THỰC VẬT THỦY SINH TRONG XỬ LÝ

PHỤ TRÊN THAN HOẠT TÍNH VÀ THỰC VẬT THỦY SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM DNT, DNP VÀ TNR

Các kết quả thực nghiệm ở trên đã cho thấy khả năng sử dụng than hoạt tính TQ và thuỷ trúc trong xử lý nước bị ô nhiễm DNT, DNP và TNR. Tuy nhiên nếu hàm lượng DNT, DNP và TNR ban đầu tương đối cao thì khả năng sử dụng đơn thuần than hoạt tính hoặc thủy trúc là không mang lại hiệu quả cao.

Hàm lượng các chất ô nhiễm DNT, DNP và TNR trong nước thải ở các nhà máy sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ thường ở mức từ 90 - 120mg/l. Với hàm lượng các chất ô nhiễm như trên, nếu chỉ sử dụng than thì mặc dù hiệu quả cao và thời gian xử lý ngắn song lượng than bị tiêu hao sẽ rất lớn, khoảng 0,5 - 2 kg/m3 và chi phí xử lý cao (40.000 - 160.000 VNĐ/m3). Ngoài ra phương pháp sử dụng than hoạt tính còn có hạn chế là tạo ra chất thải rắn nguy hại thứ cấp (chất thải rắn thải bỏ từ quá trình hấp phụ, chủ yếu là than hoạt tính đã hấp phụ DNT, DNP và TNR) cần phải xử lý.

Nếu sử dụng thủy trúc mặc dù chi phí xử lý thấp song có những hạn chế là cần diện tích mặt bằng lớn, hàm lượng các chất ô nhiễm ban đầu không quá cao và phải có kỹ thuật tạo sinh khối (kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc và nhân giống cây).

Để khắc phục hạn chế trên có thể kết hợp sử dụng cả hai biện pháp hấp phụ trên than hoạt tính và sử dụng thủy trúc trong giải pháp xử lý nước thải bị ô nhiễm DNT, DNP và TNR. Mô hình sử dụng kết hợp 2 biện pháp trên được mô tả như sau:

Đối với nước nhiễm bẩn DNT, DNP và TNR thì có các bước sau:

Bước 1: sử dụng than hoạt tính hấp phụ một phần DNT, DNP và TNR có trong nước thải, tính toán lượng than sao cho hàm lượng DNT, DNP và TNR giảm xuống bằng (khoảng 50-60 mg/l - hàm lượng thích hợp cho xử lý bằng thực vật thủy sinh).

Bước 2: nước sau khi hấp phụ qua than hoạt tính sẽ được điều chỉnh lên pH 6-7, sau đó tiếp tục được đưa vào hệ thống trồng Thuỷ trúc để xử lý tiếp.

Ước tính lượng than sử dụng chỉ còn khoảng 0,1 - 0,3kg/m3 so với sử dụng hoàn toàn bằng than hoạt tính là 0,5 - 2 kg/m3 và thời gian xử lý bằng thuỷ trúc khoảng 6 - 9 ngày là loại bỏ được phần lớn lượng DNT, DNP và TNR có trong nước thải.

Như vậy khi kết hợp hai biện pháp trong xử lý nước ô nhiễm DNT hoặc DNP hoặc TNR ta có lượng than sử dụng và thời gian xử lý bằng thủy trúc đối với từng chất như sau:

+ Với DNT: lượng than sử dụng khoảng 0,1 kg/m3 và thời gian lưu nước trong hồ thuỷ trúc khoảng 7 ngày.

+ Với DNP: lượng than sử dụng khoảng 0,2 kg/m3 và thời gian lưu nước trong hồ thuỷ trúc khoảng 6 ngày.

+ Với TNR: lượng than sử dụng khoảng 0,3 kg/m3 và thời gian lưu nước trong hồ thuỷ trúc khoảng 9 ngày.

Điều này đã giải quyết mục tiêu ban đầu là giảm được lượng than hoạt tính cần thiết góp phần giảm giá thành và tiết kiệm thời gian trong xử lý nước ô nhiễm DNT, DNP và TNR.

Sau đây là mô hình thể hiện quy trình công nghệ kết hợp hai biện pháp xử lý đã nêu ở trên.

Nước thải nhiễm DNT hàm lượng khoảng 90-100mg/

l

Song chắn rác

Bể chứa, điều hòa và lắng sơ bộ

Hàm lượng DNT, sau hấp phụ khoảng 60mg/l Tách DNT bằng hấp phụ

trên than hoạt tính (lượng than sử dụng 0,1 kg/m3 nước thải) Điều chỉnh pH (pH 6-7) Bể lắng, lọc Hồ sinh học (trồng Thuỷ trúc)

Hình 3.26. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ô nhiễm DNT

Hình 3.27. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ô nhiễm DNP

Nước thải nhiễm DNP hàm lượng ban đầu khoảng

100 mg/l

Song chắn rác

Bể chứa, điều hòa và lắng sơ bộ

Hàm lượng DNP sau hấp phụ khoảng 50-60 mg/l Tách DNP bằng hấp phụ

trên than hoạt tính (lượng than sử dụng 0,2 kg/m3 nước thải Điều chỉnh pH (pH 6-7) Bể lắng, lọc Hồ sinh học (trồng Thuỷ trúc) Nước đã xử lý

Hình 3.28. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ô nhiễm TNR

Nước thải nhiễm TNR hàm lượng ban đầu khoảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

120 mg/l

Song chắn rác

Bể chứa, điều hòa và lắng sơ bộ Hàm lượng TNR sau hấp phụ bằng than hoạt tính khoảng 60 mg/l Tách TNR bằng hấp phụ

trên than hoạt tính (lượng than sử dụng 0,3 kg/m3 nước thải Điều chỉnh pH (pH 6-7) Bể lắng, lọc Hồ sinh học (trồng Thuỷ trúc) Nước đã xử lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chứa một số hợp chất nitro vòng thơm bằng phương pháp hấp phụ trên than hoạt tính kết hợp với sử dụng thực vật thủy sinh - Chương 3 (Trang 40 - 45)