Xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội

Một phần của tài liệu xóa án tích theo luật hình sự việt nam (Trang 73 - 76)

Khoản 6 Điều 69 BLHS năm 1999 quy định: “Án đã tuyên đối với

người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”.

Ngoài ra Điều 77 BLHS cũng quy định về thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên:

1. Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này.

2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì không bị coi là có án tích.

Như vậy quy định về án tích, xoá án tích ngoài các quy định chung thì khi áp dụng xử lý trong thực tiễn đối với người chưa thành niên còn phải tuân thủ theo các quy định khác mang tính nguyên tắc xử lý đặc thù đó là nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên và phải phân định đối với nhóm tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo tinh thần chung về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà pháp luật hình sự đã quy định. Cụ thể hoá quy định tại khoản 6 Điều 69 BLHS thì việc xác định án tích, xoá án tích đối với người bị kết án khi chưa đủ 16 tuổi không còn mang giá trị pháp lý bất lợi cho người đã bị toà án kết án nữa.

thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật hình sư. Theo đó, thời hạn xóa án tích với người chưa thành niên được xác định:

- Sáu tháng đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

- Một năm sáu tháng đối với trưởng hợp bị phạt tù đến ba năm;

- Hai năm sáu tháng đối với trường hợp bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

- Ba năm sáu tháng đối với trường hợp bị phạt tù từ trên mười lăm năm. Luật không quy định rõ là người chưa thành niên phạm tội gì thì áp dụng quy định về thời hạn này. Nên phải chăng người chưa thành niên phạm mọi tội phạm không phân biệt tội phạm thuộc Chương XI, Chương XXIV hay không thì đều áp dụng thời hạn này để xác định xoá án tích. Về vấn đề này, có quan điểm cho rằng, xuất phát từ chính sách nhân đạo đặc biệt cũng như nguyên tắc lấy mục đích giáo dục là chủ yếu trong việc xử lý trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội nên đối với người chưa thành niên phạm tội thì chỉ áp dụng hình thức đương nhiên xóa án tích mà không áp dụng hình thức xóa án tích do Tòa án quyết định. Tức là trong trường hợp này, dù người chưa thành niên phạm bất cứ tội gì, chỉ cần đảm bảo điều kiện không phạm tội mới trong thời hạn vừa nêu thì sẽ được đương nhiên xóa án tích.Qua nghiên chúng tôi cũng nhất trí cao với quan điểm nêu trên, bởi lẽ người chưa thành niên là người mà khả năng trí tuệ, nhận thức điều khiển hành vi của mình là chưa hoàn chỉnh, chính sách xử lý hình sự cũng như các chính sách hình sự khác khi quy định đều tính đến đối tượng điều chỉnh chưa hoàn chỉnh về nhận thức này. Do vậy các quy định theo đó cũng cần có tính đặc thù phù hợp hơn. Từ ý nghĩa của quy định đó, có thể thấy thủ tục xin xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội cũng thực hiện theo quy định về trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận xóa án

tích đối với người đã thành niên, được quy định tại Điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và hướng dẫn tại Mục III của Thông tư liên ngành số 02 năm1986 như đã phân tích ở trên.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ XÓA ÁN TÍCH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu xóa án tích theo luật hình sự việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)