Chế độ quân điền thời Lê sơ

Một phần của tài liệu Luận văn: “Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ” pdf (Trang 26 - 27)

I Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước

2. Ruộng đât công làng xã, chế độ quân điền thời Lê sơ

2.2 Chế độ quân điền thời Lê sơ

Để thống nhất việc phân chia ruộng công trong phạm vi cả nước các vị vua nhà Lê sơ đã đặt ra phép quân điền. Năm 1424 sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ ban hành chế độ quân điền. Có thể nói trong lịch sử Việt Nam, ít nhất cũng là lịch sử thành văn thì đây là lần đầu tiên thi hành chế độ quân điền. Đến thời Lê Thánh Tông chế độ quân điền mới được quy định cụ thể. Theo chế độ quân điền thì các ruộng đất của công làng xã đem phân cấp cho mọi người trong thôn xã, cứ 6 năm thì ruộng công lại đem quân cấp một lần, đến kì hạn thì quân cấp lại. Tất cả mọi người trong xã đều được quân cấp từ quan viên cho đến vợ con bọn phạm nhân đều được quân cấp ruộng đất, tuỳ theo thứ bậc mà cấp, quan viên thì được nhiều, các hạng dưới thì khẩu phần ruộng sẽ ít hơn. Vấn đề đặt ra là: tại sao các vua thòi Lê sơ lại định ra chế độ quân điền? Trong lời dụ về phép quân điền Lê Thái Tổ có nói: “ kẻ chơi bời nhớn nhác thì chiếm nhiều ruộng đất, còn người lính chiến đấu vì đất nước thì một tấc, một thước cũng không có, giàu nghèo không công bằng …” Như chúng ta đã biết cuộc kháng chiến chống quân Minh sở dĩ đi đến thắng lợi vẻ vang, chủ yếu là do những hi sinh to lớn của tầng lớp nô tỳ và nông dân tự do, hai tầng lớp lao động đông đảo nhất trong xã hội. Khi cầm vũ khí họ đứng lên theo nghĩa quân Lam Sơn, nô tỳ đã tự thủ tiêu chế độ đại điền trang và chế độ nô tỳ. Trong kháng chiến chống quân Minh và ngay sau khi cuộc kháng chiến giành được thắng lợi rất có thể nô tỳ và nông dân ở các địa phương đã chủ động đứng lên giành lấy ruộng đất của quý tộc, nhất là của quý tộc đầu hàng Minh để cày cấy. Nhà Lê sơ vẫn thưà nhận thực tế ấy cho đến năm 1429, Lê

Thái Tổ đã cải biến tình hình ấy thành một chế độ mới gọi là chế độ quân điền.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ” pdf (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)