KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.1. Ảnh hƣởng của nồng độ phức lantan xitrat đến sự sinh trƣởng của cà chua ở giai đoạn
ngày (tức đến khi cây được khoảng 45–47 ngày tuổi và được gọi là cây cà chua trưởng thành). Tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 2 trong khoảng 50 ngày (nghĩa là cho đến khi cây được khoảng 95–97 ngày tuổi).
Để ứng dụng phức lantan xitrat đã điều chế được cho cây cà chua trồng tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các thí nghiệm được tiến hành bằng cách phun dung dịch phức lantan xitrat ở các khoảng nồng độ thích hợp lên cà chua trồng trên đồng ruộng ở hai giai đoạn đã nêu ở trên.
3.3.1. Ảnh hƣởng của nồng độ phức lantan xitrat đến sự sinh trƣởng của cà chua ở giai đoạn 1 ở giai đoạn 1
Các nghiên cứu thử nghiệm phun dung dịch phức lantan xitrat làm phân bón vi lượng cho cây cà chua non được tiến hành bằng cách phun dung dịch phức lantan xitrat các nồng độ 0; 50; 100; 150; 200; 250; 300; 350 ppm. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, phun lên lá cây cà chua với mục đích khảo sát khả năng phát triển trọng lượng (tươi) của cây cà chua non.
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ phức lantan xitrat đến sự sinh trưởng của cà chua sau khi phun dung dịch phức lantan xitrat ở giai đoạn 1 được trình bày ở bảng 3.9 và tiến hành phân tích phương sai được kết quả như bảng 3.10.
Bảng 3.9: Bố trí thí nghiệm theo ANOVA một chiều
Số lần thí nghiệm
Nồng độ vi lượng lantan xitrat (ppm)
0 50 100 150 200 250 300 350
1 22,13 24,34 24.92 26,01 27,27 27,14 26,77 26,55
2 21,59 24,26 25,10 26,09 27,23 27,00 26,32 26,44
3 22,48 23,90 25,15 25,89 27,19 26,83 26,88 26,35
x (g/cây) 22,07 24,17 25,06 26,00 27,23 26,99 26,66 26,45
Bảng 3.10: Bảng phân tích phương sai
Nguồn phương sai Tổng bình phương ((...)2) Bậc tự do (f) Phương sai (S2) 2 (...) f
Giữa các nguồn của
yếu tố khảo sát (SA2) 64,23
7 9,18
Trong nội bộ giữa các mức của yếu tố khảo sát (ss của bản thân pp đo ( 2 TN S ) 0,81 16 0,05 Tổng cộng 65,04 23 2,83 Tính Ftính = 2 A 2 TN S S =181,47 > Flý thuyết (0,05; 7; 16) = 2,657 Vậy 2 2 TN A
S S do đó yếu tố nồng độ dung dịch phức có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà chua.
Sự phụ thuộc khối lượng trung bình cây cà chua vào nồng độ phức được trình bày ở hình 3.9.
Hình 3.9: Ảnh hưởng của nồng độ phức lantan xitrat đến trọng lượng tươi của cây cà chua sau khi phun dung dịch phức lantan xitrat cuối giai đoạn 1
Từ kết quả nghiên cứu ở hình 3.9, có thể thấy rằng: Khi phun dung dịch phức lantan xitrat làm phân bón vi lượng cho cây cà chua ở giai đoạn 1, nếu tăng nồng độ dung dịch phức lantan xitrat từ 50 ppm cho đến 200 ppm khả năng sinh trưởng của cây cà chua tăng lên đáng kể, nhưng khi tăng nồng độ dung dịch phức lantan xitrat lên thêm nữa thì khả năng phát triển của cây cà chua chẳng những không tăng mà bị ức chế làm giảm trọng lượng xuống.
Như vậy độ tăng trưởng của cây cà chua mạnh nhất là khi phun dung dịch phức lantan xitrat ở nồng độ bằng 200 ppm.
Vì vậy, chúng tôi chọn khoảng nồng độ dung dịch phức lantan xitrat từ 150 ppm đến 250 ppm để nghiên cứu phun vi lượng cho cây cà chua trưởng thành (thí nghiệm tiếp ở giai đoạn 2).