Giá trị sử dụng của các loài trong chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng

Một phần của tài liệu Tính đa dạng thành phần loài và thành phần hoá học trong tinh dầu của một số loài ở 2 chi Ba chạc (Euodia Forst.&Forst.f.) và Muồng truổng (Zanthoxylum L.) thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An (Trang 32 - 35)

Giá trị sử dụng của các loài thực vật trong 2 chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An đƣợc tìm hiểu sơ bộ qua ngƣời dân địa phƣơng ở các địa điểm nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn dựa vào các tài liệu nghiên cứu đã công bố của: Võ Văn Chi (2012) [5], Đỗ Tất Lợi (1999) [16], Bùi Thu Hà (2012) [7] và các tài liệu liên quan khác [6], [17]. Cả 11 loài trong 2 chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng (Zanthoxylum)thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An đƣợc nghiên cứu đều có giá trị sử dụng. Hầu hết các loài đều có thể sử dụng một hoặc nhiều bộ phận vào các mục đích khác nhau nhƣ làm thuốc, cho tinh dầu, làm gia vị. Trong đó, 100% số loài nghiên cứu đều có tinh dầu; sau đó là nhóm cây sử dụng làm thuốc với 9 loài và nhóm cây cho gia vị với 3 loài đƣợc thể hiện qua bảng 3.4

Bảng 3.4. Giá trị sử dụng của chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng (Zanthoxylum)

TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài Tỉ lệ (%)

1 Cây cho tinh dầu Eo 11 100

2 Làm thuốc M 9 81,82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.2. Giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Euodia và Zanthoxylum

- Nhóm cây cho tinh dầu (Eo):Hầu nhƣ tất cả các loài, các bộ phận khác nhau của các loài thuộc 2 chi đƣợc nghiên cứu đều cho tinh dầu. Tuy nhiên, tùy vào từng loài mà sự tích lũy tinh dầu khác nhau.Hiện đã phân tích đƣợc 19 mẫu tinh dầu của 6 loài trong 2 chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An. Một số loài rất có triển vọng nhân rộng để tạo nguồn cung cấp tinh dầu thƣơng phẩm nhƣ: Hoàng mộc nhiều gai (Zanthoxylum myriacanthum),...

- Nhóm cây làm thuốc (M): với 9 loài; trong đó đa số các loài trong chi Zanthoxylum đƣợc sử dụng để chữa các bệnh về xƣơng nhƣ chữa tê thấp, đau nhức xƣơng, đó là các loài Zanthoxylum acanthopodium, Zanthoxylum myriacanthum, Zanthoxylum rhetza, Zanthoxylum nitidium, Zanthoxylum avience,

ngoài ra các loài còn đƣợc sử dụng để chữa các bệnh đau bụng, đầy hơi, ỉa chảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, ho, viêm họng nhƣ các loài: Zanthoxylum myriacanthum, Zanthoxylum rhetza, Zanthoxylum nitidium, Euodia lepta

- Nhóm cây cho gia vị (Gv): 3 loài Zanthoxylum myriacanthum, Zanthoxylum rhetza, Zanthoxylum acanthopodium cho hạt hoặc lá làm gia vị trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhƣ vậy, trong giá trị sử dụng của một số loài nghiên cứu thì cây cho tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất và giá trị sử dụng này cũng đƣợc ứng dụng nhiều nhất. Chính vì vậy, hiện nay các nhà khoa học trên thế giới và trong nƣớc đang rất chú trọng phân tích các đặc tính tinh dầu của họ Cam (Rutaceae) nói riêng và các họ cây có tinh dầu nói chung để cung cấp các hợp chất cần thiết có thể ứng dụng trong dƣợc liệu, mỹ phẩm…

Ngoài ra Giá trị khoa học của các loài trong Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng (Zanthoxylum). Có 2 loài đặc hữu và 1 loài cận đặc hữu Việt Nam, trong đó 2 loài thuộc chi Ba chạc (Euodia) là Euodia calophylla và Euodia oreophilla và 1 loài chi Muồng truổng (Zanthoxylum) là Zanthoxylum laetum

3.1.4. Một vài đặc điểm thực vật của chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An

3.1.4.1. Chi ba chạc Euodia Forst. & Forst.

Các loài trong chi này chủ yếu là cây gỗ hay cây bụi, không có gai. Lá kép, mọc đối, có nhiều tuyến nhỏ, rõ. Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, hoa mẫu 4. Hoa đơn tính khác gốc. Đài gồm 4 thuỳ hình tam giác nhọn. Tràng gồm 4 cánh hoa, màu trắng. Hoa đực: Bộ nhị gồm 4 nhị, bộ nhuỵ thoái hoá dạng vảy, vòi nhuỵ không xẻ hoặc xẻ 4 thuỳ. Hoa cái: Bộ nhị thoái hoá có dạng vảy hoặc bao phấn không chứa hạt phấn, bộ nhuỵ gồm 4 lá noãn rời nhau, mỗi lá noãn có 1 noãn, vòi nhuỵ dính nhau (1 vòi nhuỵ), đầu nhuỵ phồng dạng đầu, quả nang khi chín mở theo khe bụng ngang, gồm 4 phân quả, khi quả nang mở các hạt dính lại trên các mảnh nang, mỗi phân quả chứa một hạt, vỏ ngoài có nhiều tuyến. Hạt hình tròn, đính trên cuống noãn phình to, vỏ ngoài nhẵn bóng, rốn hạt dạng sợi ngắn, nội nhũ nạc, phôi thẳng, lá mấm hình trứng dẹp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cây gỗ, cây bụi hay bụi trƣờn. Thân và cành có gai. Lá mọc cách, lá kép lông chim lẻ, một số ít có 3 lá chét, các lá chét mọc cách hoặc mọc đối, lá mép nguyên hay có răng nhỏ, khe các răng thƣờng có điểm tuyến tinh dầut]ơng đối to. Cụm hoa hình chuỳ hoặc ngù, mọc ở đỉnh hoặc ở nách lá. Hoa đơn tính. Bao hoa xếp 1-2 vòng. Bộ nhị gồm 4-10 nhị, đỉnh trung đới có một điểm tuyến. Bộ nhuỵ gồm có 2-5 lá noãn rời, mỗi lá noãn có 1-2 noãn và không dính nhau hoàn toàn. Vòi nhuỵ hợp hoặc rời nhau, hơi cong, núm nhuỵ dạng đầu. Quả nang, vỏ ngoàu có nhiều tuyến tinh dầu, khi chín vở quả trong rời nhau, mỗi mảnh quả có từ 1-2 hạt, dính trên cuống noãn phình to, rốn hạt dạng sợi ngắn, phẳng, vỏ hạt dòn, màu nâu đen, bóng. Lá mầm dẹp, phôi rất ngắn.

3.1.5. Đặc điểm sinh học của các loài trong chi Ba chạc (Euodia Forst. & Forst.f.) và Muồng truổng (Zanthoxylum L.) ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Tính đa dạng thành phần loài và thành phần hoá học trong tinh dầu của một số loài ở 2 chi Ba chạc (Euodia Forst.&Forst.f.) và Muồng truổng (Zanthoxylum L.) thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An (Trang 32 - 35)