3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TƯỢNG NGƯNG TỤ LỎNG TRONG GIẾNG BẰNG
3.3.1. Ảnh hưởng của tỷ số lỏng-khí (CGR)
Như các kết quả phân tích thành phần hydrocarbon của khí vỉa giếng HT- 3P theo các giai đoạn khai thác cũng như kết quả phân tích khí của mỏ Hải Thạch cho thấy tính chất và chỉ số CGR thay đổi theo thời gian khai thác cũng như khu vực trên mỏ. CGR của mỏ Hải Thạch thay đổi từ 110 STB/MMscf (HT-1P; HT- 3P) đến 170 STB/MMscf (HT-2P). Sự thay đổi CGR sẽ làm thay đổi thời điểm cũng như cơ chế xuất hiện liquid loading trong giếng khai thác khí. Để đánh giá ảnh hưởng của CGR đến hiện tượng liquid loading, nghiên cứu sinh đã tiến hành mô phỏng với CGR khác nhau tương ứng với mức độ thay đổi ghi nhận trong thực tế với các giá trị bằng 125, 170 và 270 stb/MMscf.
Kết quả mô phỏng cho thấy với giá trị CGR tăng dẫn đến pha khí vỉa chứa nhiều lỏng ngưng tụ hơn, quá trình liquid loading xảy ra sớm hơn và mức độ nghiêm trọng hơn. Trên Hình 22 có thể thấy lưu lượng khí của giếng HT-3P với các CGR cao có độ dao động không ổn định lớn hơn các trường hợp có CGR thấp hơn. Giá trị CGR thấp, với lưu lượng dòng khí lớn hơn 750 Mscf/ngày, hiện tượng ngưng tụ ngược không xảy ra, trong khi đó với các tỷ số CGR cao hơn thì lưu lượng khí phải hơn 1 MMscf/ngày mới có thể hạn chế hiện tượng này, đặc biệt với sản lượng khai thác hiện tại của giếng HT-2P là 0.9 MMscf/day và có CGR = 170 STB/MMscf thì khả năng liquid loading xảy ra trong giếng là rất cao.
35
Hình 22. Ảnh hưởng của CGR lên quá trình liquid loading của giếng HT-3P