0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Hóa chất và thuốc thú y

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN KHU VỰC CẦN GIỜ (Trang 33 -36 )

Nguồn ô nhiễm do hóa chất và thuốc thú y trên địa bàn huyện chủ yếu là từ các cơ sở sản xuất tôm, các loại thủy sản khác và một phần từ thuốc phòng trừ dịch bệnh cho các loại cây trồng. Trong quá trình làm vệ sinh hồ, ao nuôi, cũng như phòng chống bệnh dịch cho tôm, cá,.... cũng như phun , bơm thuốc phòng chống bệnh cho cây đã thải ra một khối lượng hóa chất và thuốc thú y không nhỏ vào môi trường đất, nước và không khí. Những hóa chất này sẽ làm bẩn nguồn nước được sử dụng cho sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản từ đó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN CẦN GIỜ

Huyện Cần Giờ là huyện vùng ven giáp biển của thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế chủ đạo vẫn là nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện (hơn 35,3%). Với lợi thế giáp biển nên ngành nuôi trồng thủy sản là nghành mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện.

Trong nội bộ ngành nuôi trồng thủy hải sản thì nuôi nghêu, tôm vẫn chiếm vai trò chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao với hơn 9.600 tỷ đồng giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó, nghề đánh bắt thủy sản mặt dù còn nhiều khó khăn nhưng cũng từng bước được nâng cấp về công nghệ để từng bước mở rộng ngư trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Định hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện đến năm 2020 thì tôm vẫn là loại thủy sản chủ đạo với diện tích lên đến hơn 6.500 ha. Ngoài ra, còn có phát triển nuôi trồng một số loại thủy sản khác như tôm, nghêu, cua, cá,....nhằm đa dạng hóa các giống nuôi trồng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế

Tuy nhiên,bên cạnh những thuận lợi đó, thì ngành nuôi trồng thủy sản của huyện cũng đang đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Do đa số hình thức nuôi trồng của huyện là theo hộ gia đình, cá nhân, còn tự phát nên sức cạnh tranh của sản phẩm đầu ra chưa cao. Ngoài ra, do tình hình sử dụng thức ăn, thuốc phòng bệnh cho các tôm, cua, nghêu,... còn chưa theo đúng quy trình, liều lượng, trong đó có một lượng không nhỏ bị thải ngược ra môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng dễ gây bệnh cho các giống thủy sản nuôi trồng, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đên sản lượng và chất lượng sản phẩm của các giống thủy sản này.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, trong thời gian tới đòi hỏi huyện phải tăng cường giám sát, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và các mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp, đạt tiêu chuẩn, để đảm bảo năng suất và chất lượng đầu ra, tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm này không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn phải xuất khẩu ra nước ngoài. Từ đó sẽ nâng cao thu nhập cho người nuôi trồng, tăng hiệu quả kinh tế của ngành, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào nguồn thu của huyện Cần Giờ nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN CẦN GIỜ

6.1. Giải pháp công trình

- Xây dựng và phát triển tập trung các khu nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất con giống (tôm, cá,...), cơ sở chế biến thủy sản theo hướng hiện đại.

- Xây dựng các công trình nhằm hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường: + Xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn y tế.

+ Duy trì hoạt động tổ thu gom rác dân lập, đảm bảo 100% chất thải trên địa bàn huyện được thu gom. Nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình phân loại rác tại nguồn.

+ Thực hiện việc nạo vét kênh rạch, kết hợp với chỉnh trang khu dân cư.

6.2. Giải pháp phi công trình

- Có phương hướng quy hoạch sử dụng đất hợp lý đối với các loại đất phục vụ cho mục đích nuôi trồng, chế biến thủy sản.

- Nghiên cứu áp dụng các giống thủy sản mới có khả năng thích nghi cao với môi trường tại địa phương cho năng suất và sản lượng cao nhằm nâng cao lợi ích kinh tế.

- Triển khai, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm hạn chế bệnh, dịch cho các giống thủy sản:

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả các định hướng ưu tiên về tài nguyên và môi trường các chiến lược bảo vệ môi trường, Chiến lược phát triển bền vững…Tập trung kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm môi trường ở các khu vực dân cư và khu vực sản xuất kinh doanh; tăng diện tích cây xanh, phục hồi các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

+ Hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến việc quản lý chất thải rắn.

+ Giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực chợ, khu dân cư; cải tạo và xử lý môi trường ở các khu vực ngập úng, kênh, rạch bị ô nhiễm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm.

+ Tăng cường kiểm tra chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN KHU VỰC CẦN GIỜ (Trang 33 -36 )

×