hình nuôi tôm sú
4.3.1 Mô hình Tôm lúa
Mật độ nhóm loài, sinh lượng động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú theo mô hình TL được thể hiện trong Bảng 20
Bảng 20. Biến động mật độ và sinh lượng động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú TL Đ1 Đ2 Đ3 Mật độ (ct/m2) Sinh khối (g/m2) Mật độ (ct/m2) Sinh khối (g/m2) Mật độ (ct/m2) Sinh khối (g/m2) Polychaeta 313 6.1 222 3.2 378 4.76 Crustacea 392 10.3 84 2.2 46 2.45 Bivalvia 47 25 39 25.94 21 22.68 Gastropoda 68 7 7 0.53 Tổng 820 48.4 352 31.87 445 29.89
Nền đáy của mô hình TL có nhiều phù sa lắng tụ có nhiều lá cây, xác thực vật, lưu tốc dòng chảy thấp, độ mặn thấp, TN,TP của nước và TN TP của bùn đáy tưng đối cao và ổn định rât thích hợp cho động vật đáy đặt biệt là nhóm loài Polychaeta phát triển với mật độ cao.
Trong đợt 1, mật độ cao nhất là Crustacea 392 ct/m2 và thấp nhất là Bivalvia 47 ct/m2. Tuy nhiên sinh lượng cao nhất lại là Bivalvia 25 g/m2 vì nhóm loài này có kích thước lớn và ngược lại thấp nhất là Polychaeta 6.1 g/m2, nhóm loài Crustacea chỉ có 10.3 g/m2
Sang đợt 2 mật độ cao nhất là Polychaeta với 222 ct/m2 tuy nhiên nhóm Crustacea lại giảm mật độ xuống đáng kể từ 392 ct/m2 trong đợt 1 xuống còn 84 ct/m2 trong đợt 2 này.Nhóm loài Gastropoda tiếp tục giảm xuống còn 7 ct/m2. Nhóm Bivalvia không thay đổi lớn. Sinh lượng cao nhất vẫn là Bivalvia 25.94 g/m2 tương ứng với 39 ct/m2. Gastropoda 7 ct/m2 và 0.53 g/m2 là nhóm có mật độ và sinh lượng thấp nhất trong đợt 2 này.
Tuy nhiên đợt 3, không có gì thay đổi lớn nhóm Polychaeta vẫn chiếm mật
Mật độ và sinh lượng động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú TL được thể hện trong Hình 8 và Hình 9 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 ct/m2
DOT 1 DOT 2 DOT 3
Đợt Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda Tổng
Hình 8. Biến động mật độ động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú TL 0 5 10 15 20 25 30 g/m2
DOT 1 DOT 2 DOT 3
Đợt
Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda
Hình 9. Biến động sinh luợng động vật đáy xung quanh nuôi tôm sú BTC Nhóm Crustacea trong đợt một là có mật độ cao nhất sau đó giảm mạnh sau đợt thu 2 và 3, ngược lại mật độ của Polychaeta giảm xuống trong đợt 2 và lại tăng lên trong đợt 3. Gastropoda chỉ xuất hiện trong hai đợt thu nhưng với mật dộ tương đối thấp. Nhóm Bivalvia với mật độ thấp và ổn định qua các lần thu mẫu.
Mật độ nhóm ngành Crustacea trong đợt 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê với mật độ nhóm ngành Crustacea của đợt thu 2 và đợt thu 3. Ngoài ra các nhóm ngành khác khát biệt không có ý nghĩa thống kê.
4.3.2 Mô hình bán thâm canh
Sự biến đổi về thành phần nhóm loài động vật đáy qua các lần thu mẫu được trình bày qua Bảng 21 dưới đây
Bảng 21 Mật độ và sinh luợng động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú BTC BTC Nhóm Đ1 Đ2 Đ3 Mật độ (ct/m2) Sinh khối (g/m2) Mật độ (ct/m2) Sinh khối (g/m2) Mật độ (ct/m2) Sinh khối (g/m2) Polychaeta 28 0.25 68 1.4 51 2.78 Crustacea 70 5.4 42 4.83 79 3.55 Bivalvia 11 2.24 18 3.5 11 5.57 Gastropoda 25 0.64 Tổng 134 8.53 128 9.73 141 11.9
Khu vực kênh dẫn của mô hình BTC là kênh mới được cải tạo nền đáy cách đây 2 năm, có lưu tốc dòng chảy lớn, nên ít phù sa lắng động, nền đáy nhiều đất cứng, nước đục. Nên thành phần nhóm loài tương đối thấp so với các thủy vực khác.
Trong đợt 1,ở mô hình BTC xác định được mật độ động vật đáy rất thấp. Thấp nhất là mật độ của nhóm ngành Bivalvia chỉ 11 ct/m2, và sinh luợng là 2.24 g/m2, trong đó mật độ Polychaeta 28 ct/m2, tuy nhiên sinh luợng thấp nhất chỉ 0.25 g/m2. Nhóm loài Gastropoda chỉ xuất hiện duy nhất trong đợt thu này với mật độ tuơng đối 25 ct/m2 chiếm sinh luợng tuơng đối cao 6 g/m2. Mật độ cao nhất là Crustacea là 70 ct/m2, với sinh luợng cao nhất là 7.8 g/m2.
Trong đợt 2, nhóm ngành Polychaeta tăng mạnh về mật độ từ 28 ct/m2 trong đợt 1 lên 68 ct/m2 trong đợt 2 cao nhất so với các nhóm còn lại, với sinh lượng là 1.4 g/m2. Kế đến là nhóm Crustacea với 42 ct/m2 đã giảm so với đơt 1, Bivalvia tăng lên 18 ct/m2 với sinh luợng là 3.5 g/m2. Trong đợt thu này không có sự xuất hịên của nhóm Gastropoda.
Tuy nhiên, đợt 3 nhóm Crustacea lại tăng lên về mật độ cao hơn cả đợt 1 với 79 ct/m2, sinh luợng là 3.55 g/m2, sinh luợng này thấp nhất trong 3 đợt thu. Polychatea 51 ct/m2 giảm xuống trong đợt 2 này nhưng vẫn cao hơn so với đợt 1, với sinh luợng thấp nhất trong tất cả các nhóm loài chỉ 2.78 g/m2 tuy nhiên cao nhất trong tất cả các đợt. Bivalvia chỉ 11 ct/m2 nhưng sinh luợng cao nhất 5.57 g/m2.Đợt thu này cũng không có sự xuất hiện nhóm
Biến động mật độ và sinh lượng động vật đáy đuợc thể hiện qua Hình 7 và Hình 8 0 20 40 60 80 100 120 140 160 ct/m2
DOT 1 DOT 2 DOT 3
Đợt Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda Tổng
Hình 10. Biến động mật độ động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú BTC 0 1 2 3 4 5 6 7 8 g/m2
DOT 1 DOT 2 DOT 3
Đợt
Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda
Hình 11. Biến động sinh luợng động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú BTC
Cùng với sự xuất hiện rất thấp của các nhóm loài thì mật độ cá thể/m2 của điểm BTC cũng tương đối thấp so với các điểm khác, và không ổn định qua các đợt thu.
Nhìn vào Hình 11 ta thấy nhóm loài Polychaeta tăng lên rất lớn sau đợt thu thứ hai, do đã nắm được cấu trúc nền đáy nên có điều chỉnh trong việc chọn địa điểm thu và trong đợt 2 dòng nước có lưu tốc thấp. Tuy nhiên qua đợt thu thứ 3 thi mật độ lại giảm xuống. Crustacea giảm xuống trong đợt 2 nhưng lại tăng lên trong đợt 3 cao hơn đợt 1. Mật độ của Bivalvia không có
thay đổi lớn và rất thấp so với các nhóm loài khác. Nhóm loài Gastropoda chỉ xuất hiện trong đợt thu 1.
Qua xử lí số liệu thống kê ta nhân thấy các nhóm loài khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua các đợt thu trong mô hình BTC.
4.3.3. Mô hình thâm canh
Qua ba đợt thu mẫu và xử lí, số liệu về mật độ và sinh lượng đông vật đáy được thể hiện qua Bảng 22.
Bảng 22. Biến động mật độ và sinh luợng động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú TC TC Đ1 Đ2 Đ3 MĐ ct/m2 SL g/m2 MĐ ct/m2 SL g/m2 MĐ ct/m2 SL g/m2 Polychaeta 138 2.5 86 1.4 86 2.08 Crustacea 91 4 37 3.73 49 5.11 Bivalvia 7 4.5 7 0.77 7 1.4 Gastropoda 67 4.4 11 0.84 Oligochaeta 7 0.21 303 15.4 141 6.74 149 8.8
Kênh dẫn của mô hình nuôi tôm sú TC là một con kênh thẳng và tương đối ngắn có lưu tốc dòng chảy trung bình và có lòng hẳm và sâu,nằm gần cửa biển nên sự lên xuống của thủy triều là tương đối nhanh và tức thời, hai bên bời kênh có nhiều cây cỏ thủy sinh, nước có độ mặn tương đối cao từ 11- 15‰,
Trong đợt 1 Polychaeta mật độ cao nhất với 138 ct/m2 nhưng sinh lượng lại thấp nhất 2.5 g/m2. Trong khi đó Bivalvia mật độ 7 ct/m2 nhưng chiếm sinh khối lớn nhất 4.5 g/m2.
Tuy nhiên sang đợt 2 mật độ nhóm loài Polychaeta 86 ct/m2 giảm mạnh so với đợt 1, nhóm có sinh lượng cao nhất là nhóm Crustacea 3.37 g/m2, đứng thứ hai về mật độ 37 ct/m2 cũng giảm so với đợt 1, Bivalvia thấp nhất 7 ct/m2, với sinh lượng 0.77 g/m2. Gastropoda cũng giảm mạnh về mật độ và sinh lượng. Nhìn chung sang đợt 2, Cả mật độ và sinh lượng các nhóm loài điều giảm mạnh.
nhất là Crustacea 5.11 g/m2 với 49 ct/m2 cao hoen đợt 2 nhưng thấp hơn đợt 1. Nhìn chung sang đợt thu thứ 3 này đã có sự biến đổi lớn về thành phần loài.
Các biến động thành phần và mật độ động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú TC được thể hiên trong Hình 12 và hình 13
0 50 100 150 200 250 300 350 ct/m2
DOT 1 DOT 2 DOT 3
Đợt Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda Oligochaeta Tổng
Hình 12. Biến động mật độ động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú TC 0 1 2 3 4 5 6 g/m2
DOT 1 DOT 2 DOT 3
Đợt Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda Oligochaeta
Hình 13. Biến động sinh lượng đông vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú TC
Trong kênh dẫn xung quanh khu vực nuôi tôm sú TC ta nhận thấy có sự giảm mật độ của tất cả các nhóm loài trong đợt thu thứ 2, nhóm Gastropoda không được tìm thấy trong đợt thu thứ 3. Bivalvia vẫn với mật độ rất thấp và ổn định qua các đợt thu.
Qua xử lí thống kê cho thấy các khác biệt về mật độ động vật đáy giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê.
4.3.4 So sánh đánh giá mật độ và sinh lượng nhóm loài động vật đáy * Đợt 1:
Mật độ của nhóm ngành Polychaeta của TL là 313 cá thể/m2 cao hơn nhiều so với BTC 28 cá thể/m2 , và của điểm TC cũng tương đối cao với 138 cá thể/m2 . Sự khác biệt nhóm loài Polychaeta của điểm TL là có ý nghĩa thống kê với Polychaeta của điểm BTC và không có ý nghĩa thống kê với Polychaeta của điểm TC. Polychaeta của BTC khác biệt có ý nghĩa thống kê với điểm TL và không có ý nghĩa thống kê với các điểm khác.
Nhóm ngành Crustacea của TL rất cao với 392 (cá thể/m2), cao hơn nhiều so với nhóm ngành Crustacea của BTC với 10 (cá thể/m2), và 91 (cá thể/m2) của điểm TC. Nhóm ngành Crustacea của TL qua so sánh xử lí cho thấy có ý nghĩa thống kê với tấ cả các nhóm loài khát trong điểm TL và với nhóm loài Crustacea của các điểm thu khác. Riêng sự khác biệt mật độ của nhóm loài Crustacea của BTC và TC chỉ có ý nghĩa thống kê với Crustacea của TL mà không có ý nghĩa thống kê vói các điểm còn lại.
Bivalvia của TL vẫn cao nhất với 47 (cá thể/m2), cao hơn so với BTC là11 (cá thể/m2), và TC là 7 (cá thể/m2), nhóm này qua so sánh ta thấy có ý nghĩa thống kê với Polychaeta của TL và Crustacea của TL mà không có ý nghĩa thống kê với nhóm Bivalvia của các điểm khác.
Gastropoda của có ý nghĩa thống kê với TL và không có ý nghĩa thống kê với Gastropoda của các điểm còn lại, vơi mật độ là 68 (cá thể/m2), 25 (cá thể/m2) đối với BTC và 66 (cá thể/m2) đối với TC cho thấy điểm TC có mật độ thấp hơn rất nhiều.
Mật độ của Bivalvia thấp nhưng có sinh lượng rất cao so với Polychaeta tuy có mật độ cao nhưng sinh lượng lại rất thấp.
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 ct/m2 TL BTC TC Mô hình Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda Tổng
* Đợt 2:
Mật độ tất cả nhóm ngành đã giả mạnh, qua so sánh đánh giá ta thấy Polychaeta của TL với mật độ 222 cá thể/m2 cao hơn nhiều so với của điểm BTC với 67 cá thể/m2, và TC 86 cá thể/m2, nhưng điểm sông lại có 112 cá thể/m2, tương đối so với điểm TL. Và do đó Polychaeta của TL không có ý nghĩa thống kê với những điểm còn lại.
Nhóm loài Crustacea của TL với 84 cá thể/m2 cao hơn với TC và BTC. Và nhóm loài này của điểm khát biệt không có ý nghĩa thống kê với với các điểm khác.
Nhóm ngành Bivalvia của điểm TL với 39 cá thể/m2, cao nhất trong các điểm, và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các điểm còn lại.
Mật độ nhóm ngành Gastropoda của TL không có ý nghĩa thống kê với các điểm khác.
Nhìn chung tôm lúa luôn giử mật độ cao trong đa số các nhóm loài.
Sinh lượng của một loài không hẳn sẽ thấp nếu mật độ nhóm loài đó thấp bởi vì có những loài có kích thước rất lớn như Gastropoda của TC chỉ với 11 ct/m2 nhưng đã có sinh lượng lớn nhất. Các nhóm loài còn lại chiếm sinh lượng tương đối nhỏ.
0 50 100 150 200 250 300 350 400 ct/m2 TL BTC TC Mô hình Polychaeta Crustacea Bivalvia Gastropoda Tổng
Hình 15. Biến động mật độ động vật đáy trong đợt 2
* Đợt 3:
Trong đợt thu thứ 3 này, đã chuyển sang mùa mưa với những cơn mưa đầu mùa làm cho độ mặn giãm một số nhóm loài không còn xuất hiện nữa như Gastropoda.
Polychaeta của TL với 378 cá thể/m2, cao nhất so với các thủy vực còn lại và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nhóm loài này của các thủy vực còn lại.
Nhóm loài Crustacea của kênh dẫn BTC cao nhất với 79 cá thể/m2, các thủy vực còn lại thấp hơn nhưng tương đương nhau về mật độ.
Nhóm Bivalvia của TL với mật độ 21 cá thể/m2, cao nhất trong các thủy vực, thấp nhất là điểm TC với mật độ 7 cá thể/m2.
Tất cả mật độ các nhóm loài đông vật đáy qua so sánh xử lí số liệu điều không có ý nghĩa thống kê.
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 ct/m2 TL BTC TC Mô hình Polychaeta Crustacea Bivalvia Oligochaeta Tổng
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết Luận
- Các chỉ tiêu môi truờng tuơng đối ổn định và phù hợp cho vụ nuôi tôm sú - Nhìn chung thành phần loài động vật đáy cao nhất ở mô hình tôm lúa và tương đố ổn định qua các đợt, thấp nhất trong mô hình bán thâm canh. Cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố dinh dưởng và cấu trúc nền đáy.
- Qua các đợt thu thành phần loài và mật độ động vật đáy giảm dần trong tất cả các mô hình cho thấy các yếu tố môi trường có tác động mạnh lên quần thể động vật đáy như độ mặn, TN, TP.
- Cấu trúc thành phần loài Động vật đáy tuơng đối đa dạng có một số nhóm loài chiếm ưu thế như Polychaeta,Crustacea. Mật độ và sinh lượng tuơng đối thấp.
- Nhóm ngành xuất hiện thường xuyên trong các thủy vực qua các đợt thu là Polychaeta với loài Nephtys caeca,Thelepus cincinnatus, Nereis fucata.
Nhóm ngành Bivalvia xuất hiện ổn định qua các đợt thu với các loài như:
Mysia undata, Gari fervensis. Nhóm ngành chỉ xuất hiện trong đợt thu mẫu thứ nhất như Gastropoda và không còn xuất hiện trong đợt 3.
5.2 Đề Xuất
Tiếp tục khảo sát thành phần loài và số luợng động vật đáy trong các mô hình TL, BTC, TC, để đánh giá chính xác hơn ảnh hưởng của mức độ thâm canh tôm sú lên quần thể động vật đáy. Làm cơ sở cho nghiêm cứu sinh vật chỉ thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Văn Phương, 2005, Nghiêm cứu sự biến động các yếu tố môi trường và sự tích lủy đạm lân trong ao nuôi tôm sú thâm canh ở Vĩnh Châu-Sóc Trăng
2. Nguyễn Văn Vũ, 1985 (LVTN), Dẫn liệu khu hệ động vật đáy (Zoobenthos) ở ao vùng Cần Thơ.
3. Hứa Văn Lạc, 1996 (LVTN), Cấu trúc Quần xã Động vật phù du và Động vật đáy ở lâm ngư trường sào lưới Cái nước-Minh hải.
4. Nhà xuất bản Giáo dục, Động vật học không xương sống. 5. Tham khảo thông tin tại các địa chỉ web sau:
http://www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=4156 http://dddn.com.vn/23759cat70/VU-TOM-SU-O-SOC-TRANG-Nhieu-tin- hieu-khong-thuan.htm http://www.nea.gov.vn/tapchi/toanvan/09-2k8-30.htm http://www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=6062 http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=22&news_ID=16124939