Hiện trạng phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25)

Là huyện ngoại thành nên việc sản xuất nông lâm thuỷ sản vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, với 5952 hộ nông nghiệp, 45958 nhân khẩu nông nghiệp. Về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn huyện năm 2008 là 609,01 tỷ đồng, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

-Về ngư nghiệp: với lợi thế về mặt nước và vùng biển phía Nam, nên ngành thuỷ sản của huyện Cần Giờ chiếm một vị trí quan trọng. Nghề nuôi thuỷ sản, tôm sú ở 4 xã phía Bắc của huyện và nhuyễn thể ở các xã phía Nam đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, bãi bồi ven sông, ven biển. Toàn huyện có 2983 hộ thả nuôi tôm sú trên diện tích 5326,47ha. Giá trị tổng sản lượng ngành thuỷ sản năm 2008 đạt 597,41 tỷ đồng. Sản lượng đánh bắt đạt 16082 tấn, và sản lượng nuôi trồng đạt 26270 tấn gồm tôm, hải sản và nhuyễn.

-Về nông nghiệp: giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp năm 2008 đạt 11,6 tỷ đồng, giảm 1,09% so với cùng kỳ năm trước, trong đó trồng trọt là 6,39 tỷ đồng, chăn nuôi 5,21 tỷ đồng, do diện tích trồng lúa và một số cây nông nghiệp khác chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ. Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện là 1130 ha, trong đó xã Bình Khánh 488 ha, xã An Thới Đông 210 ha, xã Lý Nhơn 25 ha. Năng suất 2,5 tấn.ha. Vườn cây ăn trái được đầu tư cải tạo ở khu vực ven biển và hình thành tại các xã phía bắc tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch nhà vườn.

-Lâm nghiệp: rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị bậc nhất về sinh thái, khoa học, môi trường. Ngày 21 tháng 01 năm 2000, khu rừng này đã được chương trình con người và sinh quyển – MAB của UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam. Uỷ ban nhân dân thành phố đã phê duyệt dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, nhằm phát huy chức năng phòng hộ, điều hoà khí hậu, góp phần cải tạo môi trường. Khu bảo tồn được chia làm phần bảo tồn nghiêm ngặt rộng 10700 ha và phần phục hồi sinh thái: 22220 ha.

- Diêm nghiệp: tập trung ở 3 xã Lý Nhơn, Thạnh An, Long Hoà và thị trấn Cần Thạnh với tổng diện tích 1373 ha, sản lượng 25000 tấn, năng suất 17,4 tấn/ha.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)