II. Các khái niệm liên quan
3.2.3. Đặc điểm hình thành
Xét theo cách thức hình thành, có thể chia các KCN nông thôn thành ba loại chính như sau:
+ Loại thứ nhất (1): Là các KCN được hình thành do sự phát triển mạnh
của các làng nghề truyền thống. Do quỹ đất sản xuất trong làng hạn chế, một khu
vực sản xuất tập trung được quy hoạch nằm gần khu vực làng nghề hiện tại với một
khoảng cách ly an toàn nhất định. Các doanh nghiệp được thuê đất dài hạn ở đây để
phát triển sản xuất, hình thành các KCN nông thôn chuyên ngành, ví dụ như CCN
Bát Tràng (Hà Nội) chuyên về gốm sứ, CCN Đồng Kỵ (Bắc Ninh) chuyên về đồ gỗ
mỹ nghệ, CCN Phong Khê (Bắc Ninh) chuyên về sản xuất giấy,… Các doanh
nghiệp tập trung trong KCN loại này chủ yếu là từ làng nghề.
+ Loại thứ hai (2): Là các KCN được hình thành do nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội của địa phương. Quỹ đất chuyên dùng sản xuất công nghiệp theo quy
hoạch chung được địa phương (hay cho một doanh nghiệp thầu đầu tư) thu hồi, đền
bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó cho các doanh
nghiệp thuê đất. Phần lớn đây là các KCN hỗn hợp gồm nhiều loại hình công nghiệp khác nhau, ví dụ CCN Nhật Tân (Hà Nam), CCN Phùng Xá (Hà Nội). Các
+ Loại thứ ba (3): Là các KCN được hình thành do nhu cầu đầu tư của các
doanh nghiệp. Doanh nghiệp tìm kiếm được một vị trí thuận lợi và được sự ủng hộ
của chính quyền địa phương, tự đứng ra lập quy hoạch, dự án, đền bù, giải phóng
mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức hoạt động một XNCN. Các
doanh nghiệp khác cũng được chính quyền địa phương tạo điều kiện và thực hiện tương tự như vậy đối với khu vực liên kề đó. Dần dần khu vực này trở thành một
nhóm các XNCN và hình thành CCN nông thôn mới. Quy hoạch các CCN, KCN này sau đó mới được lập để cho phù hợp với sự phát triển. Ví dụ như các CCN dọc
theo quốc lộ 1, 3, 5, 6, 32. Các doanh nghiệp trong KCN loại này chủ yếu là từ khu
vực đô thị tới nông thôn đầu tư.