Điểu khiển luồng bằng cửa sổ trượt

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính chương 4 cđ CNTT hữu nghị việt hàn (Trang 28 - 34)

 Yêu cầu thực tế: Truyền dữ liệu đồng thời ở cả hai phía đầu cuối, cần có:

 Một kênh dành cho dữ liệu

 Một kênh dành cho điều khiển

 Lãng phí băng thông dành cho kênh điều khiển

 Khắc phục:

 Sử dụng cùng kênh truyền cho dữ liệu cả hai hướng

 Khung dữ liệu được trộn với khung phúc đáp trên một hướng truyền, và phân biệt với nhau qua loại khung dữ liệu

4.3 Điểu khiển luồng bằng cửa sổ trượt

 Cơ chế piggyback: Khi nhận một khung dữ liệu, thay vì

phản hồi tức thì, máy thu đợi nhận một gói tin từ lớp mạng của nó, đính kèm trường ACK vào gói tin đó trong tiêu đề khung để gửi cho máy phát. Kết quả là phúc đáp được gửi đi mà không cần tốn băng thông đường truyền.

 Tiết kiệm băng thông nhiều hơn so với sử dụng một khung phúc đáp riêng rẽ.

 Vấn đề đặt ra là máy thu phải đợi bao lâu trước khi nó gửi phúc đáp cho máy phát?

 Nếu quá lâu máy phát sẽ tự động gửi lại gói tin ban đầu

 Giải quyết: sử dụng bộ định thời để xác định thời điểm trễ hạn bắt buộc phải phúc đáp, nếu máy thu không có gói tin muốn truyền dữ liệu cho máy phát.

4.3 Điểu khiển luồng bằng cửa sổ trượt

 Kỹ thuật cửa sổ trượt: là một chuỗi các khung dữ

liệu liền kề nhau được phát đi mà chưa có phúc đáp.

 Khi nhận xong các khung dữ liệu trong một cửa sổ, đầu thu sẽ dịch chuyển hay “trượt” cửa sổ này lên một đơn vị để nhận tiếp các khung dữ liệu trong cửa sổ tiếp theo vì vậy người ta gọi kỹ thuật này là kỹ

thuật cửa sổ trượt.

 Cả đầu phát và đầu thu đều sử dụng cửa sổ trượt khi truyền dữ liệu, cửa sổ trượt ở đầu phát gọi là cửa sổ truyền (Sending Window) và cửa sổ trượt ở đầu thu gọi là cửa sổ thu (Receiving Window).

4.3 Điểu khiển luồng bằng cửa sổ trượt

 Trong trường hợp tổng quát, hai cửa sổ này không nhất thiết phải có cùng chung giá trị cạnh trên và cạnh dưới trong cùng một thời điểm cũng như không nhất thiết phải có cùng chung kích thước.

 Các số thứ tự trong cửa sổ truyền cho biết số khung đã được gửi đi song chưa có phúc đáp.

 Do các khung này có thể bị thất lạc hoặc bị hư hỏng trong quá trình truyền nên chúng phải được lưu vào trong bộ nhớ của đầu phát để khi cần có thể truyền lặp lại

4.3 Điểu khiển luồng bằng cửa sổ trượt

 Như vậy, nếu kích thước lớn nhất của cửa sổ là n thì nó phải có ít nhất n vùng đệm để lưu n khung chưa có phúc đáp.

 Còn ở bên thu, với kích thước cửa sổ là hữu hạn nên khi số lượng khung đến vượt quá giá trị của cửa sổ thì cách đơn giản nhất và cũng thông dụng nhất là hủy các khung này và bắt

buộc đầu phát truyền lặp lại.

 Khung đến có số thứ tự trùng với cạnh dưới của cửa sổ thu sẽ được chấp nhận, dữ liệu của nó (gói) được chuyển lên lớp

mạng và phúc đáp được tạo ra, đồng thời cửa sổ dịch lên một đơn vị.

Cửa sổ thu, khác với cửa sổ phát, luôn luôn không đổi về giá trị. Trong quá trình này, đầu thu luôn phải nhớ rằng nó phải nhận các khung theo đúng thứ tự mà đầu phát truyền lên kênh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính chương 4 cđ CNTT hữu nghị việt hàn (Trang 28 - 34)