1.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra vàng lưới vây
Việc kiểm tra vàng lưới vây, mà cụ thể kiểm tra các bộ phận như: dây giềng rút, dây giềng phao, dây giềng chì, vòng khuyên chính, vòng khuyên biên, chao lưới, thân lưới ... để kịp thời phát hiện những thiếu sót và hư hỏng để bổ sung kịp thời. Nếu những thiếu sót, hư hỏng được kiểm tra, phát hiện và sửa chữa kịp thời sẽ làm hiệu quả đánh bắt được đảm bảo tốt.
Để đảm bảo những hư hỏng và thiếu sót của vàng lưới vây đều được sửa chữa trước khi tàu đi biển thì công tác kiểm tra phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm.
1.2. Quy trình kiểm tra vàng lưới vây
Khi thu lưới vây, người ta thường kiểm tra, phân loại và sửa chữa ngay những hư hỏng của lưới vây. Tuy nhiên trước khi rời cảng đi đánh bắt, cũng phải tiến hành kiểm tra lại vàng lưới vây một cách kỹ càng hơn; để sửa chữa, thay thế những bộ phận của vàng lưới vây có thể sẽ bị hỏng trong chuyến biển đến, hoặc những hư hỏng chưa được phát hiện, hoặc những hư hỏng xảy ra trong quá trình tàu đậu ở cảng.
Việc kiểm tra và sửa chữa vàng lưới vây thực hiện trước khi đi biển, có lợi hơn nhiều khi thực việc này ở trên biển vì những lý do sau:
- Có nhiều thời gian để kiểm tra, sửa chữa; do đó việc kiểm tra sửa chữa sẽ tốt hơn, đặc biệt là khi vàng lưới vây hư hỏng quá nhiều.
- Có đầy đủ phụ tùng vật tư để thay thế.
- Ra đến ngư trường, vàng lưới vây đã sẵn sàng làm việc, không để lỡ cơ hội trong khai thác.
Bảng 1: quy trình kiểm tra
Quy trình Nội dung kiểm tra Sửa chữa
1. Kiểm tra vàng lưới
+ Kiểm tra từng bộ phận lưới tùng, lưới thân và lưới cánh có bị rách hay không.
+ Các mối ghép lưới tùng, lưới thân và lưới cánh có chắc chắn hay không. + Lưới chao:
Kiểm tra xem lưới chao có bị rách hay không.
Kiểm tra lưới chao liên kết với giềng phao, giềng chì, giềng biên có chắc chắn hay không.
+ Nếu bị rách ít thì vá.
+ Nếu bị rách nhiều thì thay thế vàng lưới.
+ Các mối ghép không chắc chắn thì ghép lại.
+ Nếu bị rách ít thì vá.
+ Nếu bị rách nhiều thì thay thế chao lưới.
+ Nếu lưới chao liên kết với giềng phao, giềng chì, giềng biên không chắc chắn thì phải tháo gỡ ra ghép lại cho chắc chắn.
2. Kiểm tra dây giềng. (Giềng phao, giềng chì, giềng biên, dây tam giác và giềng rút...)
- Số lượng: đủ/ thiếu - Dây có bị mòn quá 10%, có bị biến dạng, có bị lão hóa không.
- Liên kết tạo khuyết còn chắc chắn không.
- Dây có bị rối hay không
- Số lượng thiếu thì thay vào cho đủ.
- Dây bị mòn quá 10%, bị biến dạng, bị lão hóa thì thay dây mới.
- Liên kết tạo khuyết không chắc, thì tạo khuyết mới.
- Dây bị rối thì gỡ ra, xếp lại.
3. Kiểm tra phao, chì, vòng khuyên.
- Số lượng: đủ/thiếu - Phao có bị nứt/bể hay không.
- Phao ganh có bị móp - Phao đèn, phao vô tuyến có hoạt động bình thường và pin còn đủ hay không.
- Chì có bị nứt/bể/mài mòn hay không.
- Vòng khuyên có bị mài mòn, vỡ hay không.
- Số lượng thiếu: thay vào cho đủ.
- Phao có bị nứt/bể thì thay mới. - Phao ganh có bị móp: thay mới. - Phao đèn, phao vô tuyến không hoạt động bình thường: sửa chữa; pin không đủ: sạc hoặc thay mới. - Chì có bị nứt/bể/mài mòn thì thay mới. - Vòng khuyên có bị mài mòn, vỡ thì thay mới
1.3. Những chú ý khi kiểm tra vàng lưới vây
- Việc kiểm tra và sửa chữa vàng lưới vây phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được để sót.
- Nếu thấy bộ phận nào của vàng lưới vây có hư hỏng ở mức độ sửa cũng được mà không sửa cũng được thì nên sửa.Vì sửa thì chi phí không nhiều, mà vì không sửa để cá thoát ra ngoài thì thiệt hại lớn hơn rất nhiều.
- Đảm bảo khi đi biển thì lưới vây phải trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.