Hội chứng về máu: thiếu máu giảm bạch cầu, xuất huyết.

Một phần của tài liệu Độc tố của thực phẩm do tác nhân hoá học.Hoá chất thêm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất.Dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm có trong thực phẩm.Các độc tố tự nhiên có nguồn gốc động vật (Trang 33 - 41)

1. Độc tố tetrodotoxin:

Nguồn gốc: tìm thấy ở da, gan, cơ thịt một số loài như:cá nóc, bạch tuộc đốm xanh, cá sao, cua xanthid.

Tính chất: độc tố không màu, không mùi, không vị, thay đổi tính chất thực phẩm khi bị phá hủy bởi các chế độ công nghệ chế biến thực phẩm.

Cơ chế gây độc: ngăn cản sự tăng điện áp gây ra bởi Na của tế bào thần kinh, sự truyền dẫn xung thần kinh.

Tác dụng độc: gây tê liệt thần kinh.

Nếu ăn phải cá nóc bị ngộ độc cần: cho nôn mửa những nạn nhân bị ngộ độc khác, rửa dạ dày càng sớm càng tốt, cho thở oxy, làm hô hấp nhân tạo. Cấp cứu theo dân gian cho nạn nhân tiếp xúc ngay với muối ăn như vùi nạn nhân trong đống muối hoặc ngâm trong muối bão hòa.

2. Độc tố ciguatoxin:

Nguồn gốc: tìm thấy ở khoảng 300-400 loài cá và nhuyễn thể biển.

Cơ chế gây độc:tan trong dầu, ngăn cản kênh vận chuyển ion Na+ trong màng tế bào dẫn đến sự không cực

của màng làm ngừng xung điện thần kinh.

Tác dụng độc: gây tê liệt thần kinh. Khi ăn phải độc tố này là sau từ 1h đến 4h là buồn nôn, đau bụng, tiêu

3. Độc tố gây liệt cơ do nhuyễn thể (PSP)

Do ba chủng khác nhau của tảo dinoflagellate sinh ra.

Nguồn gốc: Satitoxin ở giai đoạn nở hoa nở sinh ra.

Cơ chế gây độc: Khi các loài nhuyễn thể hai mảnh như điệp ăn loại tảo này sẽ tích lũy trong cơ thể và chúng trở nên độc.

Tác dụng độc: Ngộ độc thường xảy ra sau vài phút đến 3 giờ. Gây tê liệt tay, chân, hoa mắt, chảy nước bọt và mù tạm thời. Khi lượng lớn độc vào cơ thể, có thể làm liệt bộ máy hô hấp và gây tử vong.

4. Độc tố bufotoxin:

Nguồn gốc: có trong gan và trứng cóc.

Cơ chế gây độc: nhựa độc của cóc ở tuyến nọc sau hai mắt. Trên da cóc có hai tuyến: tuyến lưng và tuyến

bụng tiết nọc độc.

Hậu quả: Sau khi ăn từ vài phút đến 1 giờ có thể thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tim

mạch, liệt hô hấp và có thể gây tử vong.

5. Độc tố histamin:

Nguồn gốc: một số loại cá như cá thu, cá ngừ, cá xanh.

Cơ chế gây độc:hình thành từ histidin do tác động chuyển hóa của một số enzyme.

Biện pháp:Sau khi đánh bắt các loại cá phải được làm lạnh ngay để hạn chế sự tạo thành histamin với hàm lượng cao.

Hậu quả: từ vài phút đến 4 giờ sau sẽ xuất hiện các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, nổi mày đay, buồn nôn, hạ huyết áp.

6. Độc tố gây mất trí nhớ (axit domoic)

Nguồn gốc: ở một số nhuyễn thể hai mảnh như vẹm, điệp, cua

Cơ chế gây độc: hoạt hóa thụ quan Kainate Glutamate, kết quả làm tăng Ca2+ nội bào. Liên kết với NMDA

và NMDA glutamate thụ cảm, điện áp phụ thuộc vào kênh calcium. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp: Không sử dụng nhuyễn thể đã chết.

Hậu quả: sau khoảng 15 phút đến 38 giờ có các biểu hiện ngộ độc như: nôn, tiêu chảy, đau đầu,

Một phần của tài liệu Độc tố của thực phẩm do tác nhân hoá học.Hoá chất thêm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất.Dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm có trong thực phẩm.Các độc tố tự nhiên có nguồn gốc động vật (Trang 33 - 41)