Khái niệm đại cương về cấu trúc miệng

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu kem đánh răng và dầu gội đầu (Trang 28)

III. Dầu gội đầu

2. Khái niệm đại cương về cấu trúc miệng

Miệng chứa các răng… niêm mạc miệng (má, lưỡi, lợi các phần cố định) và nước bọt (phần di động).Các phần cố định được tẩm bởi một luồng nước miếng liên tục.

Các răng được cố định trong các ổ xương bởi chân răng.Phần mặt phơi bày của răng(than răng) được bao bọc bởi một lớp men, một chất rất cứng không chứa tế bào sống và giống như xương chúng được cấu tạo bằng những tinh thể hydroxyapatit (một loại photphat canxi). Bề dày của men có thể đến 1mm. Ngà răng là một loại men ít cứng hơn chứa đến 20-30% tề bào sống. Ngà răng của chân răng được bao bọc bời một chất nhiều thô qua đó nhiều sợi của dây chằng ở chân bám vào. Cổ răng là đường nối giữa men răng và chân răng, thường nó được bao bọc bởi một niêm mạc nướu. Phần tâm của răng gồm tủy răng, một mô chứa nhiều mạch máu và thần kinh.

Nước bọt luôn luôn được đổi mới, do các gân nằm ỡ gò má và phần dưới miệng tiết ra. Nó rất cần thiết để làm trơn và bảo vệ các nướu. Nước miếng cấu tạo bởi protein chứa nhiều hydrat carbon làm cho nước được nhờn, cho phép luôn luôn bao bọc miệng bằng một màng protein(màng mỏng). Vi khẩn chỉ khu trú được ở răng nếu chúng có thể bám được vào các màng miệng ấy. Nước bọt cũng chứa canxi và photphat giúp duy trì sự toàn vẹn của bề mặt men răng, một số enzym, vi khuẩn và những chất kháng khuẩn.

3. Những vấn đề chính về răng:

Để biết được những yêu cầu của một kem đánh răng cần phải biết vấn đề nó phải đối diện.

a. Bựa răng

Bựa răng là phần trắng ngà tích tụ vào răng và nướu. Nó có thể bị loại trừ bằng cạnh chải răng.

Phần nhiều vấn đề răng xuất phát trực tiếp từ những gì liên hệ đến bựa răng.Khoảng 70% bựa răng chứa hàng triệu vi khuẩn nằm trong một khối cacbohydrat không tan (chất cơ bản được tổng hợp bởi vi khuẩn). Bựa răng bất đầu với lớp bám của chất nhầy nước bọt lên răng, có chủa những vi khuẩn hiếu khí (cần oxy để phát triển), sau đó các vi khuẩn yếm khí xuất hiện. Các vi khuẩn yếm khí nay chủ yếu là nguyên nhân của những bệnh liên quan đến bựa răng.

b. Những vấn đề thuộc về nướu răng

Do thiếu vệ sinh, bựa răng phát triển gây ra viêm nướu(sưng do độc tố tiết ra từ vi khuẩn). Nếu sự viêm tấy kéo dài, nướu rút vào, ngà của chân răng (mỏng manh hơn) bị phơi bày. Nều trồi ra quá, răng không còn đứng vững và rớt ra.

c. Cao răng

Đây là phosphat canxi của nước bọt đóng trên bựa răng. Nước bọt là một dung dịch rất bão hòa về phosphat canxi (do đó các tinh thể kết tụ lại 1 cách dễ dàng). Cao răng bám chặt vào bề mặt của răng và không thể bị loại trừ bằng cách chải răng đơn giản.

d. Răng nhạy cảm

Nướu răng lùi vào theo tuổi làm phơi bày ngà của chân răng (dưới lớp bảo vệ men) kế đền là tủy răng. Các tế bào thần kinh của tủy răng bây giờ bị phơi bày với mọi kích thích bên ngoài ( nóng, lạnh,… gây ra cảm giác đau).

Sự tấn công vào ngà răng cũng không thể do sự chá xát răng quá mạnh và lâu ngày như thế làm cho nướu rút lại.

e. Các đốm trên răng

Các màu bàm chặt vào men răng không lấy đi một cách đơn giản bằng cách chải răng với nước. Kem đánh răng cần chứa một chất mài mòn nhẹ, không tấn công men răng hoặc ngà răng.

f. Mùi hôi miệng

Những thiol có thể được tạo ra bởi sự biến thể do vi khuẩn gây ra sự hội miệng. Các răng sâu cũng đóng góp vào mùi hôi miệng.

Đánh răng đều với một kem chống bựa bám và chống sâu răng là cần thiết. Nhiều sản phẩm chứa những chất phụ gia đặc biệt tác động tới thiol.

g. Sâu răng

Răng sâu là răng có lỗ trong men

Khi đã xác định được bệnh lý,răng đã bị những tổn hại không thể chữa được kèm theo sự đau dớn và không thoải mái. Nếu không được diều trị, răng sẽ đi đến chỗ bị hủy hoại hoàn toàn.

Sâu răng là một quá trình do sự hủy hoại cục bộ của cấu trúc răng: dưới tác động của những axit hữu cơ, men răng bị tiêu hao khoáng chất diều này giái phóng ion của men răng như canxi phosphat, carbonat, ma nhê, flourua, natri, cũng như những bẩn tố khác.

Sự hiện diện của vi khuẩn sinh axit là điều kiện cần thiết của quá trình (mọi vi khuẩn có khả năng biến đổi đường thành axit là loại sinh sâu răng). Các vi khuẩn được biết dưới tên “streptococcus mutans” là sinh axit cao, do đó làm gia tăng mạnh nguy cơ sâu răng. Các hydrat cacbon của thực phẩm có tứ nhiều nguồn: sacaroza, hydrat cacbon lên men được v.v… Axit cũng có thể có từ thức uống.

Các yếu tố có tác động lên những acid trên men răng là: thời gian lưu lại của thức ăn trên mặt răng, lượng thức ăn, khả năng làm dễ dàng cho sự tạo bựa trên răng.

Sâu răng chỉ xuất hiện khi các yếu tố sau đây tập hợp lại cùng lúc:

 Một răng bị nguy cơ

 Sự hiện diện của hydrat cacbon lên men.

 Sự hiện diển của vi khuẩn len axit.

 Khoảng thời gian cần thiết cho sự hủy hoại răng

 Thời gian hoặc sức tái khoáng hóa không đủ.

Thông thường nước bọt đóng vai trò bảo vệ: nó làm đệm cho dòng acid ở bề mặt răng,chứa một số đặc tính, kháng khuẩn và manh lại nhiều yếu tố tham gia vào sự tái khoáng hóa của mô răng (chẳng hạn như canxi,phospho…

4. Các chất thành phần chính và chức năng của chúng

Một kem đánh răng phải đóng nhiều vai trò:

Trước tiên là làm sạch và làm thơm miện. Kế đến, nó là chất tải cho những tác nhân trị liệu.

a. Nước

Nước hòa tan và phân tán các tác nhân trị liệu, tẩy rửa, làm sệt làm dịu

b. Các tác nhân làm ướt Màng mỏng Bề mặt cứng Không vi khuẩn trên răng Hóa vôi Cao răng Thể hơi Sâu răng Viêm lợi Độc tố Thiol axit

Chúng giúp làm giảm khối lượng nước trong công thức (như vậy giúp ở một mức độ sự bảo quản sản phẩm) và giới hạn sự làm khô (khi không đậy nắp chẳng hạn). Chúng do đó đóng vai trò nhỏ trong sắc thái của kem đánh răng và làm bóng một phần nào,

Người ta thường sử dụng: Sorbitol, làm dịu và làm mát

HOCH2[CH(OH)]3CH2-OH

Glyxerol làm dịu và cho một cảm giác nóng HOCH2CH(OH)CH2OH

Những loại rượu thường được sử dụng trong các dầu gội đầu ,kem đánh răng ,gel tắm….

Etanol : CH3CH2OH

Etylen glycol : CH2OH-CH2OH

Propylen glycol : CH2OH-CHOH-CH3

Glyxerol : HOCH2CH(OH)CH2OH Sorbitan : HOCH2[CH(OH)]3CH2-OH Polyetylen glycol :-[CH2-CHO] n-

c. Các chất tẩy rửa

Chất tẩy rửa cho phép: Giúp tẩy răng

Tạo bọt theo yêu cầu người tiêu dùng

Hòa tan và phân tán các mùi hương không tan trong nước (tạo các mixel trong đó dầu thơm hòa tan)

Ơ đây cũng vậy, hai chất thành phần có một vị trí chế ngự: Laurylsulfat Na:

( ) − − +

CH SO Na

CH3 2 11 4

Alkylbenzen sulfonat Na:

( ) − − +

CH CH H SO Na

CH3 2 11 6 4 3

Người ta có thể có chất lượng tốt/ số lượng bọt bằng cách trộn hai phẩm lại với nhau.

d. Các chất mài mòn

Chất mài cọ làm sạch răng cũng đóng góp vào sự bào độ nhờn của kem đánh răng. Việc cọ rửa được thực hiện bằng cách mài các vết màng có màu ở bề mặt răng.

Ba chất mài mòn chính được sử dụng gồm: Silic(SiO2) không định hình

Cacbonat canxi( CaCO3: caclcit hay aragonite) Alumin (hydroxit nhôm): Al(OH)3

Những chất mài khác là:

Phostphat dicanxi hydrat hóa (CaHPO4.2H2O)

Phostphat dicanxi CAHPO4

Metaphosphat không tan (NaPO)x

Pyrophosphate natri Ca2P2O7

Các chất thành phần này không được làm hư hại men và ngà răng, nhưng có đủ công hiệu để loại trừ các vết màu. Hiệu quả của nó tùy thuộc :

Độ cứng của chúng Kích thước hạt

Nồng độ của chúng trong sản phẩm hoàn tất

Bảng 1.1 mô tả sự so sánh độ cứng giữa chất mài mòn và răng

Chất mài mòn Răng

Silic Không định

hình

Alumin CarbonatCa Men răng Ngà răng Bựa

5 2,5-3,5 3-4 4-5 2-2,5 3

Bảng nêu trên chao thấy rõ ràng chí có ngà răn ( ít cứng hơn men răng) can phải cứu xét khi chọn chất mài mòn. Hơn nữa những tiêu chuan đã được thực hiện trong chiều hướng ấy( sự mài mòn được xác định bằng số lượng ngà răng bị mài mòn trong những điều kiện xác định). Người ta nói đến sự mài món của những kem đánh răng bằng thuật ngữ D.A.V (Dentine Abrasion Value- Giá trị mài mòn ngà răng).

Sự mài mòn đóng góp vào độ nhờn của kem đánh răng (nếu nó chứa một tỷ lệ chất mài mòn cao (> 30%) thì độ nhờn tăng.

e. Các chất làm sệt

Chúng cho phép tránh sự lắng đọng của chất mài mòn và mang lại những đặc tính thay đỗi độ nhờn cho sản phẩm (dễ lay kem ra khỏi ống, dễ nặn kem lên bàn chải mà không bị chảy dài…)

Các chất làm sệt tạo cấu trúc pha lỏng của sản phẩm làm lơ long chất mài mòn. Cấu trúc này biến mất khi người ta bóp ống kem, và được tái tạo lại khi áp suất lên ống ngưng (đặc tính thixotropy).

Người ta sử dụng những chất làm sệt hữu cơ hoặc khoáng chất. Trong số các chất hữu cơ, người ta thấy những polymer như carboxymetyl xebluloza CMCNa và gôm xanthan. CMC Na xuất hiện dưới nhiều dạng và có khả năng làm sệt khác nhau và sự khoang dung đối với chất điện giải.

Gồm xanthan là một polymer thiên nhiên có trọng lượng phân tử cao do sự lên men của Xathomonas Campetris trong môi trường glucoza. Nó có nhiều thuận lợi hơn đối với CMCNa ( cảm giác trong miệng, dễ chấp nhận các chất diện giải, chịu được sự phân giải vi khuẩn, ổn định với thời gian).

Các khoáng chất chính làm sệt thường được sử dụng là các silic:

 Nhiệt giải

 Kết tủa

 Gel

Hoặc một số đất sét( laponit, hoặc chất tương đương là hectonit).

Thỉnh thoảng người ta sử dụng polyetylen glycol để tạo cấu trúc và hòa tan đồng thời cả mùi hương và chất hoạt động bề mặt.

f. Các tác nhân làm dịu

Các loại tác nhận này cho phép tạo được một sản phẩm chấp nhận được theo nghĩa mùi vị chẳng hạn( nó che giấu vị đắng của vài chất thành phần của công thức)

Theo lịch sử đường được sử dụng như chất làm dịu…!Ngày nay các chất thành phần được sử dụng không lên men (điều này tránh sâu răng). Chất được dùng nhiều nhất là đường saccharin, đã được dùng từ lâu (muối Natri o-ulfolbenzimit).

N - Na+ S

O O

O

g. Các chất làm đục

Trong những kem trắng đục, người ta thêm oxit titan vào (TiO2) để làm kem trắng hơn, hoặc để làm thay đổi màu sắc của sản phẩm màu.

h. Các loại màu

Các màu được sử dụng phải đáp ứng những tiêu chuan an toàn và cả giá thánh. Do đó thường là những màu thực phẩm tan hay không tan

Hiển nhiên là có thể thêm một lượng nhỏ chất ổn định màu ( sulfat manhe )

i. Chất ổn định và sự điều chỉnh pH

Trước kia, những kem đánh răng có gốc alumin được bọc trong những ống nhôm không men. Để tránh những phản ứng hóa học giữa ống chứa và kem, người

ta thêm một chất ổn định. Chất mono phosphate natri ( NaH2PO4), ngày nay vẫn đang được sử dụng chung với phosphate (tạo nên những muối phostphat kẽm không tan).

Muốn làm tăng độ pH của các công thức với tỷ suất sorbitol lớn, người ta có thể đưa phosphate (Na3PO4) vào. Trong trường hợp này, vì lí do như đã gợi ý trước đây, người ta không thể đưa vào chất xitrat kẽm,ở đây người ta phải thêm soda vào để diều chỉnh pH.

j. Các hương vị

Mùi vị kem đánh răng cực kỳ quan trọng đối với người tiêu dùng. Một cách tổng quát, người ta nhận thấy rằng ngoài một số trường hợp đặc biệt như hương vị cho trẻ em, số hương vị dùng được rất hạn chế. Chủ yếu người ta thấy các mùi có gốc bạc hà và lục (menthe verte) hay bạc hà tiêu (menthe poivre) (hoặc một hỗn hợp có 2 thứ) chiếm 80%. Phần còn lại tương ứng với methylsalixylat (cây gaultheria).

Trong nhiều mức, hương vị ưa thích có khác nhau, trái cây như ở Nhật Bản, mùi hôi (anis) ở Địa Trung Hải, mùi gia vị ở Nam Mỹ.

Các dầu mint/peppermint tạo với menthol 60 đến 80% gốc thơm của kem đánh răng. Các nguồn gốc của mùi hương có thể hoặc thiên nhiên hoặc nhân tạo.

Dưới đây là một số công thức hương vị của kem đánh răng:

CH3 O H3C CH2 CH3 H3C CH3 OH C OCH3 OH O H3C C O H3C O H3C CH3 C O OCH3 OH OH OCH3 CH2 CH CH2 k. Các chất bảo quản

Chất làm ẩm mang lại sự bảo quản tự động nhưng trong các công thức có ít nước, người ta có thể thêm những sản phẩm ức chế sự lên mốc hoặc vi khuẩn, chẳng hạn như:

 Formol

 Sorbat Kali

 Parabenzoat metyl

Benzoat Na và sorbet K được dùng ở pH< 5,5 ( chúng công hiệu hơn dưới thể không ion. Ngược lại parabenzoat metyl công hiệu hơn với pH gần trung tính.

Các tác nhân trị liệu Chống cao răng

Theo truyền thống, các muối pyrophosphate được sử dụng là:

 Pyrophosphate Na(ít tan ở nhiệt độ thấp)

 Tetraphosphat Kali (tan dễ hơn nhưng có vị mặn) Chúng thường được dùng chung:

Các tác nhân chống nhạy cảm

Tác nhân đầu tiên được cho phép là stronti nhưng nó cũng có vị mặn, hơn nữa nó không phù hợp với các florua

Axetat stronti là thế hệ hai (vị ít mặn hơn, phù hợp với các florua hơn).

Các muối Kali (clorua, ni trat, xitrat) thường được sử dụng nhất ( chùng phù hợp với các florua và có vị trung tính)

Các tác nhân chống bựa đóng trên răng Người ta chia làm 2 nhóm chính:

Các tác nhân diệt khuẩn với ion kim loại. Các tác nhân kháng khuẩn hữu cơ.

Trong loại này, người ta thấy những muối kẽm (tan trong nước), đồng hoặc thiết Đặc biệt, các muối kẽm là các sản phẩm thường được sử dụng nhất trong các loại kem đánh răng (thường là xitrat kẽm). Theo tài liệu, nguồn ion kẽm là clorua kẽm, sulfat kẽm hoặc thioxyanat kẽm v.v..

Trong các loại kháng khuẩn hữu cơ, loại thường biết nhất là digluconat cloherxodin, nhưng nó có vị đắng và có khuynh hướng nhuộm răng. Nó không thành công lắm trong các kem đánh răng

Ngược lại, triclosan (Irgasan DP 300 của Ciba Geigy) được sử dụng rộng rãi Nhiều tác giả nghĩ rằng việc chỉ dùng một muối diệt khuẩn trong kem đánh răng ít có hiệu quả hơn dùng phối hợp hai tác nhân diệt khuẩn (ví dụ: xitrat

kẽm/Triclosan). Sự khử màng thức ăn trên răng dường như được thấy rõ hơn và làm chậm sự phát triển viêm nứu răng.

Chống sâu răng

Một số khả năng đã được đề nghị để kiểm soát và làm giảm sâu răng là một trong những vấn đề phổ biến nhất.

Việc sử dụng các muối flo là một trong những phương tiện hiệu quả nhất chống lại việc này

Người ta nghĩ rằng tác động của flo cơ thể gán cho:

 Tác động diệt khuẩn của flo

 Tác động qua lại giữa flo và men răng để tạo một hợp chất hydroxyapyt flo hóa, chịu axit hơn là chính men răng

Florua có một tác động “hàn gắn”, qua đó nó cung cấp chất khoáng vào vết thong chỗ sâu răng lúc bắt đầu chúng được hình thành, do một cơ chế tái khoáng hóa, nhờ có sự tạo canxi và phosphate.

Được biết rằng chất flo đình chỉ sự phát triển của các vi khuẩn nhưng nồng độ can thiết để có tác động kháng khuẩn rất cao so với nồng độ có được bằng cách dùng một kem đánh răng có flo. Sự tạo thành một hợp chất hydroxyapait flor hóa chịu axit hơn và sự đình chỉ của sự thoái hóa khoáng của men răng.

Sự tái khoáng hóa men răng do một sự hấp phụ florua ở bề mặt men. Vết thương được tái khoáng hóa dừng lại nhưng không giảm hoặc tăng theo thời gian.

Sự đưa florua vào răng sinh ra hydroxyapatit flo hóa chịu dựng tốt hơn men răng

Một nồng độ khoàng 0,01 -0,2 ppm flor là đủ để tạo hydroxypatit flo hóa nhằm mục đích làm giảm sự hòa tan của men răng và giúp gắn canxi vào chổ sâu răng

Một cách tổng quát người ta đánh răng mỗi ngày từ 1 đến 3 lần. Nếu dùng kem có flo, hàm lượng flo trong nước bọt của họ là hai lần nhiều hơn hàm lượng của người sử dụng kem không có flo. Điều này do florua hấp phụ ở những nơi trong miệng sau khi chải răng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu kem đánh răng và dầu gội đầu (Trang 28)