Hình 2.6. Epidermophyton floccosum
2.3.1 Kỹ thuật nhuộm Gram phát hiện nấm Candida * Dụng cụ, vật liệu
Lam kính, lamen, đèn cồn. Kính hiển vi, dầu soi kính. Bộ thuốc nhuộm gram ( Tím gentian, lugol kép, cồn aceton, đỏ fucxin)
* Hóa chất
+ Nước muối sinh lý NaCl 0,9%
+ Bộ thuốc nhuộm gram ( Tím gentian, lugol kép, cồn aceton, đỏ fuc
Bệnh phẩm được lấy bằng que tăm bông sau đó dàn nên lam kính và tiến hành nhuộm gram để quan sát nấm Candida
* Làm tiêu bản
B1: Nhỏ dung dịch tím gemtian đủ phủ kín phiến đồ, để 1 phút, rửa nước
B2: Nhỏ dung dịch lugol, để 30 giây, rửa nước.
B3: Nhỏ dung dịch cồn aceton, nghiêng đi nghiêng lại tiêu bản khoảng 10-15s cho màu tím hòa tan vừa hết trong cồn, rửa nước.
B4: Nhỏ dung dịch đỏ fucxin đủ để phủ phiến đồ, để 1 phút rửa nước
* Nhận định kết quả
+ Tiêu bản sau khi nhuộm để khô soi trên vật kính dầu. (vật kính 100) + Dùng vật kính 10 để lấy vi trường. Chuyển sang vật kính dầu để quan sátt hình ảnh nấm.
Nấm Candida bắt màu gram dương có hình bầu dục, ovan, tròn…, có thể thấy được hình ảnh nấm Candida nảy chồi.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỉ lệ bệnh nhân có kết quả dương tính với nấm ngoài da và nấm ngoại biên
Hình 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân có kết quả dương tính với nấm ngoài da và nấm ngoại biên
Nhận xét
Trong năm 2014 có 7.232 bệnh nhân được chỉ định soi tìm nấm trong đó có 14,1 % bệnh nhân có kết quả dương tính với nấm ngoài da và nấm ngoại biên.
3.2 Đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu
Hình 3.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu
Nhận xét
Tỉ lệ bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng theo dõi nấm là 80%
Ngoài ra vẫn có bệnh nhân có chẩn đoán viêm da, rụng tóc… cũng tìm thấy nấm.
3.3 Kết quả phát hiện nấm các loại nấm
Bảng 3.3. Kết quả phát hiện các loại nấm
n (%)
Nấm sợi 616 60,5
Nấm Candida 343 33,7
Nấm sợi, nấm Candida 59 5,8
Tổng 1.018 100
Hình 3.3. Kết quả phát hiện các loại nấm
Nhận xét
Theo kết quả chúng tôi nghiên cứu được tỷ lệ phát hiện nấm bằng phương pháp soi tươi lần lượt là: nấm sợi chiếm 60,5%; nấm Candida 33,7%; cả nấm Candida và nấm sợi là 5,8%.
3.4 Phân bố bệnh nấm theo giới
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nấm theo giới.
n (%)
Giới Nam 582 57,2
Nữ 436 42,8
Tổng 1.018 100
Hình 3.4. Phân bố bệnh nấm theo giới
Nhận xét
Bảng trên cho thấy bệnh nấm về da ở nam là cao hơn ở nữ, trong đó nam chiếm 57,2%; nữ chiếm 42,8% và tỉ lệ nam/nữ là 1,3.
Hình 3.5. Phân bố bệnh nấm theo nhóm tuổi
Nhận xét
Nấm ngoài da và nấm ngoại biên gặp ở mọi lứa tuổi. Độ tổi nhiễm nấm cao nhất là từ 20-29 tuổi chiếm 26,7%; độ tuổi dưới 20 tuổi chiếm 22,2%; tiếp theo là 30-39 tuổi chiếm 20,5%; 40-49 tuổi chiếm 10,1%; độ tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 60 tuổi chiếm 9%.
3.6 Phân bố bệnh nấm theo thời gian trong năm
Hình 3.6. Phân bố bệnh nấm theo thời gian trong năm
Nhận xét
Ta thấy số lượng người nhiễm nấm cao vào những tháng mùa hè đặc biệt vào tháng 6,7 giảm dần vào các tháng mùa đông.
3.7 Kết quả nhiễm nấm da và nấm ngoại biên theo vị trí tổn thương trên cơ thể
Hình 3.7. Tỷ lệ phân bố nấm da và nấm ngoại biên theo vị trí thương tổn trên cơ thể
Nhận xét
Nhìn vào biểu đồ trên tỷ lệ nhiễm nấm ngoài da chiếm 77,3% là cao nhất sau đó đến nấm móng (13.8%); nấm tóc (5,1%) và nấm lưỡi (3.8%)
Hình 3.8. Tỷ lệ phân bố nấm ngoài da
Nhận xét
Biểu đồ trên cho kết quả như sau: Tỉ lệ nhiễm nấm ở vùng bẹn 37,6%; chân 23,5% là cao nhất; tay là 15,4%; tỷ lệ nhiễm nấm ở thân người chiếm 14,4%; ở mặt là ít nhất 9,1%.
BÀN LUẬN
4.1 Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả dương tính với nấm ngoài da và nấm ngoại biên
Trong 7232 bệnh nhân đến khám tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm trực tiếp dương tính với nấm da và nấm ngoại biên là 1018 bệnh nhân chiếm 14,1%
(Hình 3.1) thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Cầu nghiên cứu: “Tình hình bệnh da liễu trong quân đội 5 năm 1985-1989” là 37,1% [4] và của giả Nguyễn Thị Đào nghiên cứu tại trường Cao Đẳng Quân Sự Quân Đoàn 4 tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm là 42,6% [6]. Kết quả nghiên cứu này có sự chênh lệch lớn là do những nghiên cứu trên được tiến hành cách đây 15-20 năm, khi đó tình trạng vệ sinh còn chưa được cải thiện nhiều. Mặt khác đối tượng tác giả nghiên cứu chủ yếu là quân nhân sống trong quân đội điều kiện vệ sinh, sinh hoạt còn hạn chế, chưa có ý thức phòng ngừa bệnh về nấm.
Bên cạnh bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nấm dương tính tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nấm âm tính cũng khá cao (85,9%). Kết quả không tìm thấy nấm ở thương tổn có thể do chẩn đoán lâm sàng chưa chính xác vì nhiều bệnh nhân mắc bệnh đã tự điều trị bằng các thuốc mua tại hiệu thuốc hoặc bằng các thuốc dân gian không khỏi, bệnh dai dẳng và lan tỏa, thương tổn trên da trở nên không điển hình gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Hơn nữa cũng không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống nấm trước khi đến khám và xét nghiệm. Do vậy cần tư vấn người bệnh cần ngưng tất cả thuốc bôi ít nhất từ 3 đến 5 ngày trước khi làm xét nghiệm để có kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
Trong tổng số 1.018 trường hợp nhiễm nấm tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm sợi là nhiều nhất chiếm 60,5%. Nấm Candida 33,7%; cả nấm Candida và nấm sợi là 5,8%. (Hình 3.3)
Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Tôn Nữ Phương Anh cùng cộng sự khi nghiên cứu bệnh nấm da tại trường Đại Học Y Dược Huế tỷ lệ phát hiện nấm sợi 92,29% nấm Candida 7,71 % [3]. Cao hơn kết quả nghiên cứu được của nhóm tác giả Lê Trần Anh cùng cộng sự tại Bệnh viện Quân Y 103 năm 2009 – 2010 tỷ lệ nhiễm nấm sợi là 52,5% nấm
Candida là 47,5% [1]. Có sự khác biệt giữ các kết quả tùy vào vị trí thương
tổn chủ yếu mà mỗi tác giả nghiên cứu nhưng các kết quả đều đưa đến tỷ lệ nhiễm nấm sợi nhiều hơn nấm Candida.
So sánh với kết quả của Lê Thị Cẩm Ly cùng cộng sự về đề tài: “Bệnh vi nấm ngoài da tại khoa Ký sinh trùng Bệnh viện trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2014” có kết quả qua 40 bệnh nhân tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm
Candida chiếm 12,5% nấm sợi là 15,0% cả nấm Candida và nấm sợi là
25,0% [10]. Kết quả của tác giả cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm sợi cao hơn nấm Candida.
4.3 Phân bố bệnh nấm theo giới.
Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm ở nam cao hơn ở nữ (57,2% so với
42,8%) , tỷ lệ này cho thấy đối tượng đến làm xét nghiệm tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng chủ yếu là nam giới, tuy nhiên đây chưa thể là cơ sở để khẳng định tỷ lệ nhiễm nấm ở nam cao hơn ở nữ.
Nấm da và nấm ngoại biên là bệnh liên quan nhiều đến điều kiên vệ sinh, tắm giặt và thay quần áo hàng ngày. Đây là cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp phòng và điều trị bệnh. Theo một số nghiên cứu thì phụ nữ thường vệ sinh, thay quần áo và đồ lót hàng ngày trong khi đó nam giới thường mặc quần áo ẩm hay mặc lại quần áo. Đây là điều
kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm trên da. Điều đó phần nào giải thích nam giới mắc nấm da nhiều hơn nữ giới [9].
So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Đoàn Văn Hùng: “Nghiên cứu bệnh nguyên bệnh vi nấm ở da của bệnh nhân khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2009” (61,3% nam, 38,7% nữ) thì tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn. Điều này được giải thích là, Hà Nam lại là tỉnh đồng bằng sông Hồng, canh tác nông nghiệp trên đồng chiêm trũng, điều kiện lao động ẩm thấp nên da người lao động thường xuyên ẩm đặc biệt ở nam giới vì nam giới thường có hoạt động thể lực nhiều hơn nữ giới [7].
Cũng theo nghiên cứu của Santana JO tại Brazil tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm nhiều hơn bệnh nhân nam (nữ 68,6%, nam 31,4%) [17]. Sự khác biệt này có thể là do hai vùng địa lý khác nhau.
4.4 Phân bố bệnh nấm theo nhóm tuổi
Nhiễm nấm chủ yếu gặp ở những người trẻ tuổi dưới 40 tuổi (Hình 3.5) nhóm tuổi còn lại có tỷ lệ thấp hơn. Có thể thấy những người trẻ tuổi có xu hướng dễ bị nhiễm nấm da và cơ quan phụ cận da nhiều hơn. Theo thống kê gần đây tại Bệnh viện Da liễu Trung ương của tác giả Phạm Thị Lan năm 2012 thì học sinh và sinh viên là đối tượng mắc nấm cao nhất. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn, sống tập thể, có thói quen ngủ chung và dùng chung đồ của nhau, đồng thời cũng chưa có ý thức phòng chống bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho nấm lây lan và phát triển [9].
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Hóa tại Bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế: “Nghiên cứu bệnh nguyên bệnh vi nấm ở da của bệnh nhân khám tại Bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế năm 2005” có tỷ lệ nhiễm nấm chủ yếu ở độ tuổi từ 16-25 tuổi [3] độ tuổi nhiễm nấm chủ yếu thấp hơn so với độ tuổi nhiễm nấm chủ yếu mà chúng tôi nghiên cứu được (từ 20 – 29 tuổi). Sự khác
biệt này có thể do Bệnh viện Đại Học Y Dược Huế có nhóm đối tượng đến làm xét nghiệm chủ yếu là sinh viên.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Cẩm Ly cùng cộng sự tại trường Đại Học Y Dược Cần Thơ về : “Bệnh vi nấm ngoài da tại khoa Ký sinh trùng Bệnh viện trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2014” cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm da và nấm ngoại biên chủ yếu gặp ở độ tuổi dưới 60 tuổi chiếm 87,5% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (91%) nhưng không đáng kể do nhóm tuổi tác giả nghiên cứu không có bệnh nhân dưới 18 tuổi [10].
Tuy các kết quả nghiên cứu có chút khác biệt nhau nhưng đều đi đến thống nhất rằng tỷ lệ nhiễm nấm chủ yếu gặp ở những nguời trẻ tuổi. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, sống tập thể, ngủ chung và dùng chung quần áo . Đây là những điều kiện thuận lợi cho nấm lây lan và gây bệnh. Vì vậy để phòng bệnh nấm cần làm tốt các công tác vệ sinh để ngăn ngừa sự lây lan và phát triển của nấm.
4.5 Phân bố bệnh nấm theo thời gian trong năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy vào mùa hè tỷ lệ nhiễm nấm là cao nhất (từ tháng 4 đến tháng 10) (Hình 3.6) đặc biệt là vào tháng 6,7 và giảm
dần về các tháng mùa đông. Mùa hè ở nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng thường nóng, ẩm mưa nhiều đây là hai điều kiện thuận lợi cho nấm da phát triển và gây bệnh vì vậy tỷ lệ nấm da phát hiện được ở Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng cao hơn về mùa hè. Mặt khác vào mùa hè học sinh, sinh viên được nghỉ hè đến khám bệnh nhiều mà tỷ lệ nhiễm nấm ở nhóm đối tượng này cũng rất cao.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Ngọc Thụy “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và
quả nghiên cứu được tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (2009 - 2011). Các kết quả đều cho thấy bệnh nấm da và nấm ngoại biên cao hơn vào mùa hè đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 8 [9] [13].
Vào mùa hè nhiệt độ và độ ẩm tăng làm cho nấm dễ phát triển, đồng thời cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm sức đề kháng của lớp sừng, tạo điều kiện cho nấm gây bệnh.Vì vậy việc phát hiện, chữa trị và tiêu diệt nấm vào thời gian này là rất khó khăn. Cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc trong phòng và tiêu diệt nấm, ngăn ngừa sự tái sinh của nấm.
4.6 Kết quả nhiễm nấm ngoài da và nấm ngoại biên theo vị trí tổn thương trên cơ thể
Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nhiễm nấm ngoài da (77,3%) là cao nhất sau đó đến nấm móng (13,8%); nấm tóc (5,1%) và nấm lưỡi (3,8%) là ít nhất (Hình 3.7)
Ta thấy tỷ lệ nhiễm nấm ngoài da là cao nhất chiếm 77,3%. Sở dĩ như vậy là vì da là nơi có diện tích lớn nhất trên cơ thể, mặt khác đặc tính của nấm là có thể lây nhiễm qua tiếp xúc và nấm có thể phát triển tốt ở ngay cả điều kiện khắc nghiệt nhất (môi trường không có chất dinh dưỡng) vì thế việc nấm ở da có tỷ lệ cao nhất là điều có thể giải thích được. Mặt khác trên bề mặt da nấm có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau (thân người, chân, tay, kẽ…). So sánh với kết quả của tác giả Lê Trần Anh cùng cộng sự nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 103 năm 2014 trong 2216 BN nhiễm nấm tỷ lệ nhiễm nấm vảy da (64,2%) kết quả này lại thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [1]. Do sự chênh lệch về số lượng người nhiễm nấm, hoặc có thể do tỷ lệ bệnh nhân có thương tổn ngoài da nghi nhiễm nấm ít hơn so với tỷ lệ bệnh nhân có thương tổn ngoài da chúng tôi nghiên cứu.
Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nhiễm nấm tóc chiếm 5,1% . Bệnh lây truyền từ người này sang người khác do dùng chung lược, khăn lau đầu.
Nấm móng chiếm 13,8% số người nhiễm nấm, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Viện (10,2%) [14]. Vì nấm móng thường do nấm Candida gây ra bệnh mang tính chất nghề nghiệp, gặp ở những người làm những công việc thường xuyên phải nhúng tay vào nước mà Hải Phòng lại là thành phố gần biển người dân thường xuyên tiếp xúc với nước nên tỷ lệ nhiễm móng cao hơn. Trong nghiên cứu của tác giả Tôn Nữ Phương Anh theo dõi trên những người tay thường xuyên ẩm ướt và tiếp xúc với nước tỷ lệ nhiễm nấm ở nhóm người này lên tới 40,1% [2]. Nấm lưỡi chiếm tỷ lệ thấp nhất vì khó lây lan hơn và chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ.
Theo kết quả nghiên cứu của Tôn Nữ Phương Anh cùng cộng sự trong 181 bệnh nhân đến khám tại Khoa Da liễu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được chẩn đoán lâm sàng nghi nhiễm nấm ở da, tóc, móng tỷ lệ nhiễm nấm trên bệnh nhân đến khám nấm tóc 1,66% nấm móng 9,94 % còn lại là nấm da [3]. Kết quả của tác giả nghiên cứu có tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm da cao hơn, nấm móng và nấm tóc khác hơn. Do đối tượng nghiên cứu của tác giả chủ yếu là sinh viên thường xuyên đi lại tiếp xúc nhiều nên tỷ lệ nhiễm nấm da cao hơn, mặt khác không phải thường xuyên làm việc tiếp xúc với nước nên tỷ lệ nhiễm nấm móng thấp hơn.
Nhìn chung kết quả của chúng tôi và các nghiên cứu khác tuy khác nhau về tỷ lệ nhiễm ở từng vị trí nhưng đều cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm ở da là cao nhất (chiếm trên 50%) sau đó đến nấm ở móng và ở tóc nấm ở lưỡi là ít gặp hơn.
4.7 Sự phân bố thương tổn theo vị trí trên da
Hình 3.8 cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm ở vùng bẹn là 37,6%; chân là 23,5%; tay là 15,4% tỷ lệ nhiễm nấm ở thân người chiếm 14,4%; mặt là 9,1%.
So sánh với kết quả của nhóm tác giả khác.
Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp tổn thương ở bẹn là cao nhất chiếm