- Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ; phát huy trí tưởng tượng
- Phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mỹ và năng khiếu về hội hoạ và nghệ thuật tạo hình
- Tạo không gian cho học sinh được thư giãn, được thực hiện các sở thích về văn nghệ - Giúp học sinh em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp
Các hoạt động có thể tổ chức trong góc nghệ thuật gồm:
- Vẽ tranh: có thể tổ chức vẽ tranh theo chủ đề của tháng để các em có thể
hệ thống các sự kiện trong tháng và thư viện có bộ sưu tầm ở góc trưng bày sản phẩm
- Làm thẻ đánh dấu sách: Một hình thức tạo thói quen khi đọc sách là bảo
quản sách đúng cách. Từ trước đến nay, người đọc thường đánh dấu phần đang đọc dở bằng cách gấp mép sách lại. Và sự ra đời của thẻ đánh dấu sách là một hình thức bảo quản sách, tránh cong, nát sách. Với hoạt động làm thẻ sách được đưa vào góc mỹ thuật để tạo điều kiện cho các em tự thiết kế, trang trí thanh đánh dấu sách của riêng mình, có ghi tên và lớp để các em có thể sử dụng trong quá trình đọc sách ở thư viện
- Làm đồ chơi: làm mặt nạ, làm búp bê giấy, vải. Cán bộ cán bộ thư viện
nên có hướng dẫn làm các đồ chơi đơn giản để các em có thể đọc và làm theo từng bước hoàn thiện sản phầm của mình. Hoạt động này phù hợp với khối Tiểu học nhiều
- Nặn tượng: các em sử dụng đất nặn để sáng tạo ra các con vật, hình ảnh
ngộ nghĩnh nhằm phát huy sự sáng tạo của các em. Hoạt động này dành cho các em học sinh khối Tiểu học
Bài trí:
Tại góc nghệ thuật nên trang trí bằng những hình ảnh, sản phẩm do chính các em làm ra như các bức tranh, mặt nạ hay những con búp bê bằng giấy, vải , … để tạo hứng thú cho cảm hứng nghệ thuật của các em. Góc mỹ thuật nên có sẵn những vật liệu, dụng cụ như: giấy màu, đề can, kéo, băng dính, đất nặn, … để các em có thể sẵn sàng tham gia hoạt động. Góc nghệ thuật nên có một số thiết bị, dụng cụ như: đài, băng, đĩa nhạc, đầu đĩa, TV, một số kịch bản phân vai, con rối, … để các em sử dụng trong những hoạt động của mình