CHƯƠNG 6: Sự phát triển của án lệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 29)

Phần III. Án lệ với tình hình thực tiễn thế giới và Việt Nam

CHƯƠNG 6: Sự phát triển của án lệ tại Việt Nam

1. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN ÁN LỆ CỦA ĐẢNG

Như đã nói, khi một bản án trở thành án lệ thì không phải toàn bộ nội dung bản án mà chỉ những nội dung chứa đựng những lập luận để giải thích về những vấn đề, sự kiện pháp lý, chỉ ra nguyên tắc hoặc quy phạm pháp luật cần áp dụng hoặc là lý do để tòa án đưa ra phán quyết mới có giá trị áp dụng để giải quyết những vụ án tương tự trong tương lai nhằm bảo đảm nguyên tắc các vụ án giống nhau phải được xét xử và phán quyết như nhau. Đồng thời, kinh nghiệm ở các nước theo hệ thống Dân luật và kết hợp hai hệ thống, án lệ thường được dùng để giải thích luật thành văn hoặc đưa ra các giải pháp về pháp luật khi vấn đề đó chưa được luật định hoặc không được giải thích rõ ràng.

Với ý nghĩa và giá trị đã được thừa nhận của án lệ theo kinh nghiệm quốc tế nêu trên, việc áp dụng án lệ ở Việt Nam giúp toà giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác xét xử, khắc phục tình trạng quá tải và chậm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luâ ̣t, đặc biệt là trong bối cảnh đòi hỏi của người dân và xã hội đối với công tác tòa án ngày càng cao, việc áp dụng án lệ chính là phương thức hiệu quả để khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, bảo đảm tính thống nhất trong xét xử, ổn định, minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của tòa án, qua đó có tác dụng hướng dẫn các hành vi ứng xử không chỉ đối với các bên trong vụ án, mà còn đối với cả cộng đồng xã hội.

Nhờ nhận thức đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, Đảng ta đã đưa ra quan điểm phải phát triển án lệ trong Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24-5-2005, của Bộ Chính trị “Về Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật định hướng đến năm 2020”, và giao cho Tòa án Nhân dân tối cao nhiệm vụ phát triển án lệ được nêu rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2-6-2005, của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, theo đó,“Tòa án Nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm…”

Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao đã chủ động, tích cực triển khai việc nghiên cứu và xây dựng Đề án Phát triển án lệ của tòa án nhân dân. Các kết quả nghiên

cứu về án lệ đã được Tòa án Nhân dân tối cao tổng hợp, thể hiện trong Dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua29.

2. TIẾN TRÌNH CHO SỰ HÌNH THÀNH ÁN LỆ Ở VIỆT NAM 2.1. Thể chế hoá án lệ

Ngày 24-11-2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tổ chức tòa án nhân dân. Đây là một trong những đạo luật quan trọng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tòa án nhân dân - một thiết chế thực hiện quyền tư pháp quốc gia thuộc bộ máy nhà nước theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Trong đó, có quy định về Tòa án Nhân dân tối cao là thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, làm cho hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Tại điểm c, khoản 2, Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao có nhiệm vụ “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết, phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Tại khoản 5, Điều 27 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao là “Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết, phát triển án lệ, công bố án lệ”.

2.2. Tiến trình chọn lọc và công bố án lệ

Tại phiên họp ngày 19/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao,

có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Hội đồng Thẩm phán đã thông qua Nghị quyết về quy trình lựa chọn, công

29 Trương Hoà Bình, 2015, Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển án lệ, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, Tạp chí Cộng sản, xem ngày 27 tháng 12 năm 2015, <http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/35308/Thuc-hien-tot-nhiem-vu-phat- trien-an-le-bao-dam-ap.aspx>

bố và áp dụng án lệ. Ngày 28/10/2015, thay mặt Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã ký ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

Cũng trong buổi họp báo, ông Chu Thành Quang (phó vu ̣ trưởng Vu ̣ Pháp chế và quản lý khoa ho ̣c TAND tối cao) cho biết “Án lệ gần như có giá trị bắt buộc. Tôi nói gần như chứ không phải tuyệt đối. Tuy nhiên, trong trường hợp tòa án không áp dụng án lệ mà không nói rõ lý do thì người dân có thể kháng cáo đối với bản án đó”30.

Cũng theo nghị quyết, án lệ được lựa chọn phải đáp ứng ba tiêu chí: chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, có tính chuẩn mực và có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử...31

Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn khẳng định, để bảo đảm chất lượng và giá trị pháp lý của án lệ thì việc ban hành án lệ đã được tiến hành thông qua một quy trình hết sức chặt chẽ từ khâu rà soát, phát hiện, đề xuất phát triển thành án lệ đến lấy ý kiến, tư vấn, thông qua, công bố án lệ; đồng thời đưa ra được các tiêu chí lựa chọn bản án, quyết định để phát triển thành án lệ, nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử để bảo đảm tính hợp hiến,

hợp pháp, bảo đảm việc áp dụng thống nhất trong thực tiễn.32

30 Tâm Lụa <tamlua@tuoitre.com.vn>, 2015, Áp dụng án lệ để tránh oan sai, Báo Tuổi Trẻ, xem ngày 28 tháng 12 năm 2015, <http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20151109/ap-dung-an-le-de-tranh-oan- sai/999502.html>

31 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ

32 Trần Minh Giang, 2015, Công bố Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, Báo Công lý, xem ngày 29 tháng 12 năm 2015, < http://congly.com.vn/hoat- dong-toa-an/tieu-diem/cong-bo-nghi-quyet-cua-hoi-dong-tham-phan-tandtc-ve-quy-trinh-lua-chon-cong- bo-va-ap-dung-an-le-121602.html>

Phần IV.MỞ RỘNG

CHƯƠNG 7

SO SÁNH THÔNG LUẬT VÀ DÂN LUẬT

1. VỀ NGUỒN GỐC

Về nguồn gốc hình thành, Dân luật có nền tảng bắt nguồn từ hệ thống pháp luật của Pháp và một số nước lục địa châu Âu – những nước có hệ thống pháp luật của các nước này đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Luật La Mã.

Thông luật lại có có nguồn gốc hình thành ở Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ (precedents/ judge made law) và không ảnh hưởng sâu sắc và gắn bó mật thiết với những nguyên tắc của luật dân sự La Mã như pháp luật lục địa.

Tuy nhiên cả hai hệ thống pháp luật này đều ít nhiều đều thừa hưởng sự giàu có và tính chuẩn mực của thuật ngữ pháp lý La Mã. Ví dụ : stare decisis (Phán quyết của Tòa án trước đó phải được công nhận như tiền lệ); pacta sunt servandas (Hợp đồng phải được tôn trọng).

2. VỀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân luật quan niệm rằng luật pháp là phải từ các chế định cụ thể, tức là các nguyên tắc và các quy định được ghi trong các điều lệ và đạo luật33, không chịu ảnh hưởng bởi tiền lệ, cho nên các điều lệ và đạo luật được lưu hành một cách rộng rãi, trong khi đó án lệ được tạo thành chỉ đóng vai trò thứ yếu trong hệ thống luật pháp này.

Ngược lại với Dân luật, Thông luật, với quan niệm Luật pháp được hình thành từ tập quán34, tức là tiền lệ pháp được hình thành và phát triển từ các bản án, quyết định của

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận án lệ lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 29)