Phút 20 phút 40 phút

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NCKH (Trang 27 - 31)

Hình 2: Xác định LD50 theo thời gian phun xịt trực tiếp dịch chiết nước Bìm bìm (Ipomoea cairica (L) Sweet) và Sứ trắng (Plumeria rubra) trên Bọ đầu đen.

Dựa vào bảng 3 và hình 2, ở nồng độ 2g sinh khối tươi/ml của dịch chiết nước Bìm Bìm đã cho tỉ lệ chết của Bọ đậu đen là 50% trong 20 phút sau phun xịt, và tỉ lệ chết tăng lên 55% trong vòng 40 phút. Còn đối với dịch chiết nước từ Sứ trắng ở nồng độ 5g sinh khối tươi/ml dịch chiết trong khoảng 40 phút sau phun xịt thì tỉ lệ chết của bọ đậu đen là 50%. Khảo sát các giá trị nồng độ từ 0.5; 1; 3; 5; 7; 8; 10 (g sinh khối tươi/ml dung dịch) ta có thể kết luận rằng nếu xác định giá trị LD50 chỉ theo nồng độ thì đối với dịch chiết Bìm bìm là 2g sinh khối tươi/ml là nồng độ thấp nhất diệt bọ đậu đen với tỉ lệ chết là 50%, LD50 của dịch chiết sứ trắng là 5g sinh khối tươi/ml dung dịch chiết. Nếu xét giá trị LD50 vừa phụ thuộc nồng độ sinh khối tươi/ml dịch chiết vừa phụ thuộc thời gian ngắn nhất là 10 phút sau phun xịt thì LD50 của dịch chiết Bìm bìm là 5g sinh khối tươi/ml dịch chiết, LD50 của dịch chiết sứ trắng là 10g sinh khối tươi/ml.

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Trong quá trình khảo sát 16 loài thực vật mọc ở Bình Dương có 14 loài thực vật có khả năng diệt được bọ đậu đen. Đặc biệt, bìm bìm (Ipomoea cairica (L) Sweet), dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don), sứ trắng (Plumeria rubra), hương nhu

(Ocimumgratissium L.) có khả năng diệt bọ đậu đen cao với tỉ lệ từ 55% – 88% trong khoảng thời gian từ 10 – 45 phút ở nồng độ 10g/1ml. Trong đó cây bìm bìm (Ipomoea cairica (L) Sweet) là cây có khả năng diệt bọ đậu đen với tốc độ chết nhanh nhất. Trong

thời gian sau phun xịt là 20 phút LD50 của dịch chiết Bìm Bìm là 2g sinh khối tươi/ml dịch chiết, LD50 của dịch chiết nước sứ trắng (Plumeria rubra) là 5g sinh khối tươi/ml.

4.2. Kiến nghị

Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nước Bìm bìm và sứ trắng ở nồng độ LD50 đối với hệ sinh vật trong môi trường, đặc biệt là sức khoẻ của con người. Nếu ở nồng độ này không có sự ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sinh vật khác thì đây có thể được xem là giải pháp diệt bọ đậu đen tốt và rẻ tiền vì có nguồn gốc từ tự nhiên và các loài thực vật này có Bìm Bìm là loài thực vật ngoại lai, việc tận dụng được nguồn thực vật này là hết sức giá trị. Cần mô hình khảo sát hoạt tính diệt bọ đậu đen trong điều kiện tự nhiên (invivo).

Chương 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thời gian

(bắt đầu-kết thúc)

Các nội dung, công việc

thực hiện

Sản phẩm

30/11/2015-6/12/2015

7/12/2015-28/12/2015 29/12/2015-5/1/2016

6/1/2016-14/3/2016

15/3/2016-15/4/2015

Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin viết đề

cương đề tài. Bảo vệ đề cương. Giảng dạy các phương pháp nghiên cứu trong

phòng thí nghiệm. Thu mẫu các câymọc ngoài tự nhiên ở Bình Dương và tiến hành thu

dịch chiết. Khảo sát hoạt tính từ

dịch chiết cây. Khảo sát khả năng ức chế và diệt bọ đậu đen

của dịch chiết. Xử lý kết quả, viết báo cáo, nghiệm thu đề tài.

Đề cương đề tài NCKH. Đề cương. Thực hành thao tác thí nghiệm. Các mẫu cây mọc tự nhiên ở Bình Dương. Dịch chiết từ cây. Hoạt tính. Dịch chiết

từ cây có khả năng diệt bọ đậu đen.

Báo cáo nghiệm thu đề tài.

Sinh viên

Sinh viên Giảng viên hướng dẫn

sinh viên

Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tài liệu tiếng Việt 1. Tài liệu tiếng Việt

[1] An An, Vô vàn lợi ích từ quả, rễ cây khế, 2015, Sống khỏe đời sống.vn. [2] Bảo An, Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây húng quế, 2015, Tin mới.vn.

[3] Lê Huy Bá, Báo cáo NCKH Điều tra đánh giá đa dạng sinh học tỉnh Bình Dương nhằm xây dựng giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý, 2011,Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương.

[4] Nhật Chiêu,Cây mai dương gây hiểm họa khôn lường, 2013, bình

phướcc.gov.vn.

[5] GS.NGND Nguyễn Lân Dũng, Thông tin và cách phòng chống bọ đậu đen, 2015, Nông Nghiệp Việt Nam.

[6] Trần Trung Kiên, Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh, tác dụng hạ đường huyết của một số hợp chất tự nhiên từ hai loài Ipomoea batatas L. và Ipomoea cairica L., 2009,Text.123doc.org.

[7] Đỗ Tất Lợi, Tác dụng chữa bệnh của ngũ gia bì, Sức khỏe đời sống.vn. [8] Đoàn Thị Nhu, Cây dừa cạn, nguyên liệu chế tạo thuốc trị ung thư, ykhoa.net.

[9] Thanh Nguyên,Bọ đậu đen: Những “vị khách không mời” khó chịu, 2015,Sức khỏe đời sống.vn.

[10] Anh Tai, Cây sả - Sát khuẩn, chống viêm, 2008, Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam.

[12] Phan Tú, Thuốc diệt bọ đậu đen không gây độc, 2010, Tin tức online.

[13] Đình Trúc, Xác định hệ phân loại sinh thái học, các hoạt tính sinh học của bọ đậu đen và tổng hợp thuốc sinh học an toàn để tiêu diệt chúng, 2010, Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương.

[14] Trang Vũ, Vì sao nhà bị bọ đậu đen bâu kín?,2015, Tin mới.vn.

[15] Khánh Vy, Bài thuốc từ cây sứ, 2014, thanh niên.vn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NCKH (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w