4. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường
CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
thị trường có sự quản lí của nhà nước
Định nghĩa về cơ chế thị trường
Phân tích cơ chế kinh tế trong thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã chỉ ra những đặc trưng sau:
Một là, các quan hệ kinh tế hoàn toàn chịu sự chi phối của các quy luật thị trường,
chưa bị biến dạng bởi các quyết định hành chính của nhà nước và các thế lực độc quyền;
Hai là, giá cả thị trường là kết quả khách quan của quan hệ cung cầu, nó tồn tại độc
lập với cả người mua và người bán, họ chỉ là "những người nhận giá";
Ba là, tư liệu sản xuất và sức lao động được tự do di chuyển từ ngành này sang ngành
khác theo cơ chế thị trường, do đó nâng cao hiệu quả đầu tư của tư bản.
Như vậy, theo tư tưởng của Mác, cơ chế kinh tế thị trường gồm có các bộ phận cấu thành sau:
(i) Quan hệ cung cầu là quan hệ trung tâm của cơ chế thị trường; (ii) Giá cả thị trường là cốt lõi của cơ chế thị trường
(iii) Cạnh tranh là sức sống của cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của
các quy luật vốn có của nó.Nói một cách cụ thể hơn,cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau,tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả,cung-cầu,cạnh tranh…trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường.
Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi sang cơ chế thi trường có sự quản lý của nhà nước.
. Hình thành cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam là kết quả tất yếu của sự nghiệp đổi mới kinh tế đất nước
Trước 1980, cơ chế của nước ta là cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Kế hoạch hoá được coi là cơ chế quản lý kinh tế với kế hoạch là công cụ quản lý số 1, luật pháp về kinh tế và các công cụ quản lý khác đều được xếp sau kế hoạch. Nhà nước biến thành "ông chủ của một doanh nghiệp lớn", quản lý nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh rất chi tiết và trực tiếp quyết định sản xuất cái gì, cho ai, bao nhiêu, khi nào... được phát ra từ một trung tâm.
Trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ta, cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung nêu trên đã góp phần đắc lực trong việc động viên nhân tài vật lực phục vụ cho các nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, phù hợp với đặc điểm của đất nước có chiến