4. Kết cấu của đề tài
2.1.3. Hình thức hợp đồng bằng văn bản
Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng vãn bản là hình thức các bên tham gia giao kết hợp đồng dân sự lập vãn bản thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng và
Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
cùng ký tên vào văn bản đó. Văn bản là hình thức ngôn ngữ viết, được trình bày trên một chất liệu hữu hình nhằm thể hiện một nội dung xác định mà người ta có thể đọc, lưu giữ và bảo đảm được sự toàn vẹn nội dung đó. Khác với hợp đồng bằng lời nói vốn không để lại bằng chứng rõ ràng, thì họp đồng bằng vãn bản đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng mà các bên muốn cam kết. Ngoài ra, hợp đồng bằng vãn bản cũng có thể trở thành bằng chứng hữu hiệu khi các bên xảy ra tranh chấp, vì đây là hình thức có khả năng lưu giữ được ở trạng thái gần như nguyên vẹn, trong một thời gian dài. Bởi vậy, các hợp đồng quan trọng, hoặc có giá trị lớn, hoặc có nội dung phức tạp, hoặc có thời hạn thực hiện lâu dài... thì thường được các bên chọn cách thể hiện bằng văn bản.
Vãn bản hợp đồng là vãn bản ghi nhận lại toàn bộ nội dung mà các bên đã thỏa thuận và đi đến thống nhất. Hợp đồng được ký kết theo nguyên tắc tự do thỏa thuận bình đẳng nên nội dung của mỗi hợp đồng cụ thể có sự khác nhau, vì chúng phụ thuộc vào ý chí của các bên, điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau... theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì có các dạng hợp đồng bằng văn bản sau:
> Hình thức bằng văn bản thông thường có chữ ký của các bên
Hình thức bằng vãn bản thông thường có chữ ký của các bên là trường hợp các bên tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận với nhau lập vãn bản các nội dung chủ yếu của họp đồng và cùng ký tên xác nhận vào văn bản đó. Các cam kết của các bên trong họp đồng sẽ được ghi nhận lại bằng một vãn bản. Trong vãn bản đó các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào vãn bản, thông thường hợp đồng được lập thành hai bản và mỗi bên giữ một bản. Căn cứ vào văn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vi vậy, bản hợp đồng đó coi như là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình.
Định nghĩa về chữ ký vẫn chưa thấy quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Đe hợp đồng có giá trị pháp lý thì các bên phải cùng ký vào vãn bản hợp đồng, chữ ký trong văn bản hợp đồng chính là bằng chứng để các bên được bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ với nhau. Ví dụ: Ngày 14/3/2012 anh Hải bán chiếc máy cày cho anh Bé, hai người cùng đi đến thống nhất và lập thành văn bản có chữ ký của hai bên. Tuy nhiên, hai bên trong hợp đồng ngoài việc ký tên, có thể dùng cách điểm chỉ, lăn
nhận vào vãn bản và khi tranh chấp xảy ra khó mà chứng minh sự đồng ý của các bên, giải quyết tranh chấp khó hơn, nghĩa vụ và quyền lợi khó thực hiện đuợc.
Căn cứ vào vãn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, bản hợp đồng đó coi như là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý vững chắc hơn so với hình thức miệng. Cho nên, trong thực tế những giao dịch quan trọng, có giá trị lớn hoặc những giao dịch có tính “nhạy cảm” đối với những đối tượng và người giao kết “nhạy cảm” thì nên thực hiện bằng hình thức văn bản và tốt nhất là nên có công chứng, chứng thực nếu có điều kiện. Theo nguyên tắc thì các bên có quyền lựa chọn hình thức thể hiện ý chí của họ và đó được coi là một trong những nội dung của tự do hợp đồng - tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, giá trị, sự phức tạp của hợp đồng mà các bên lựa chọn hình thức phù hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do khác nhau mà pháp luật khuyến nghị hoặc bắt buộc hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản, vãn bản có chứng thực.
> Hình thức bằng văn bản có công chứng, chứng thực
Hình thức bằng vãn bản có công chứng, chứng thực là hình thức hợp đồng được thể hiện bằng vãn bản thông thường nhưng có sự xác nhận theo thủ tục chứng nhận họp đồng tại cơ quan công chứng hoặc chứng thực họp đồng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu như hình thức bằng văn bản thông thường có giá trị pháp lý cao hơn hình thức bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể thì hình thức bằng vãn bản có công chứng, chứng thực sẽ có gía trị pháp lý vững chắc hơn nhiều so với hình thức văn bản thông thường, về phương diện chứng cứ, văn bản được công chứng, chứng thực có độ tin cậy cao hơn so với vãn bản thông thường. Bởi vậy, trong thực tiễn, đối với những hợp đồng quan trọng hoặc có giá trị lớn thì người ta thường lập bằng hình thức vãn bản có công chứng, chứng thực để đảm bảo an toàn, hạn chế phát sinh mâu thuần, tranh chấp. Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 thì “Những tình tiết, sự kiện được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp thì không cần phải chứng minh”, và theo quy định luật công chứng khoản 2, Điều 6 thì “Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong vãn bản công chứng không cần phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”.
Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
Đối với hợp đồng pháp luật buộc phải thực hiện văn bản có công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng đó mới có giá trị, theo Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 qui định: “Trong trường họp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng vãn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó...”. Chẳng hạn như: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, trừ các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân thì có thể lựa chọn lập theo thủ tục chứng nhận tại phòng công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn noi có đất (khoản 2 Điều 689), hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà từ sáu tháng trở lên...
> Hình thức hợp đồng bằng văn bản có đăng ký hoặc xin phép
Hình thức hợp đồng bằng vãn bản đãng ký hoặc xin phép cơ quan có thẩm quyền là thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích cho các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng, được áp dụng trong một số họp đồng có tính chất quan họng. Nhìn chung, các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc thế chấp có đối tượng là các loại tài sản quan họng mà việc chiếm hữu, sử dụng của nó liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc các tư liệu sản xuất quan họng có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân đều cần phải có sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc công bố và ghi chép trong sổ bộ của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực có liên quan.
+ Các hợp đồng phải đãng ký như: Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất (điểm b khoản 1 Điều 128 Luật Đất đai), hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (điểm a khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai), hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất (điểm a khoản 1 Điều 131 Luật Đất đai). Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng hồng; Thế chấp tàu bay, tàu biển; Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; Các trường họp khác nếu pháp luật có quy định; Theo qui định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, thì các hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải được đãng ký theo qui định của pháp luật.
+ Các hợp đồng phải xin phép như: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu hên thị trường chứng khoán thì phải xin phép Uỷ Ban Chứng khoán theo khoản 2 Điều 30,
Điều 32 Luật Chứng khoán, Thông tu số 38/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 18/4/2007 và Thông tu số 18/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/3/2007.
> Hình thức hợp đồng thông qua phương tiện điện tử
Ngoài hình thức vãn bản truyền thống, pháp luật hiện hành Việt Nam hiện hành cũng thừa nhận một thể thức tuơng đuơng vãn bản, đó là thông điệp dữ liệu. Hình thức hợp đồng thông qua phuơng tiện điện tử đuợc khái niệm nhu sau: Hình thức hợp đồng thông qua phuơng tiện điện tử là hợp đồng đuợc thiết lập duới dạng thông điệp dữ liệu hay nói cách khác là hợp đồng có sử dụng thông điệp dữ liệu”. Các hợp đồng, giao dịch bằng hình thức thông điệp dữ liệu đuợc ghi nhận trong BLDS 2005 (khoản 1 Điều 124), luật Thuơng Mại năm 2005 (khoản 15 Điều 3 & Điều 15). Các nội dung cụ thể đuợc qui định trong Luật Giao dịch điện tử 2005. Theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2005, thì “Giao dịch dân sự thông qua phuong tiện điện tử duới hình thức thông điệp dữ liệu đuợc coi là giao dịch bằng văn bản”. Theo qui định tại khoản 15 Điều 3 LTM 2005, thì “Các hình thức có giá trị tuơng đuơng văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”. Luật Thuơng Mại năm 2005 cũng qui định nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thuơng mại: “Trong hoạt động thuơng mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì đuợc thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương vãn bản”9.
Theo qui định của Luật Giao dịch điện tử 2005, thông điệp dữ liệu “là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”. Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2005, thì “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”10 và “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”11. Như vậy, cũng giống như vãn bản truyền thống, thông điệp dữ liệu muốn được công nhận phải đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và pháp lý nhất định, sao cho bảo đảm tính nguyên gốc (phản ánh trung thành với bản gốc đã khởi tạo lần đầu tiên) và sự toàn vẹn về nội dung thông tin (không bị sửa chữa, thay đổi, cắt xén hoặc đưa thêm thông tin khác vào), có thể lưu trữ và truy cập để tham chiếu khi cần thiết...
Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
Mặc dù pháp luật thực định không qui định cụ thể về chữ ký thuờng, nhung với ý nghĩa là dấu hiệu pháp lý quan họng xác định sự thừa nhận của chủ thể đối với nội dung thông điệp dữ liệu đã đuợc lập, chữ ký điện tử cũng đuợc ghi nhận trong Luật Giao dịch điện tử 2005. Theo đó, chữ ký điện tử đuợc thừa nhận là chữ ký có giá trị nếu được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phưong tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gích với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối vói nội dung thông điệp dữ liệu được ký (khoản 1 Điều 21) và nếu thỏa mãn các điều kiện như qui định tại khoản 1 Điều 22. Chữ ký điện tử còn được qui định chi tiết tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về thương mại điện tử. Chữ ký điện tử có ý nghĩa pháp lý đặc biệt quan họng, vì qua đó xác định được tác giả của vãn bản, thể hiện sự thừa nhận chính thức của người ký đối với nội dung thông tin chứa đựng trong văn bản. Trong môi trường giao dịch qua mạng, với các bên không liên quan hoặc các đối tác là người lạ có ít thông tin về nhau, thì vấn đề bản gốc và sự nhận dạng chữ ký của nhau trên các vãn bản “điện tử” phụ thuộc rất nhiều vào chữ ký điện tử. Bởi lẽ, việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hóa tài liệu được ký kết. Do đó, chữ ký điện tử không chỉ có ý nghĩa xác định người ký mà còn chứng minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông tin chứa đựng trong văn bản “điện tử”. Có thể nói, việc sử dụng hình thức vãn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu trong việc thiết lập các giao dịch, hợp đồng có nhiều ưu điểm như nhanh, gọn nhẹ, dễ lưu trữ, tiết kiệm thời gian và chi phí thấp, nên rất thích hợp cho các hoạt động thương mại, dịch vụ.
2.2. Thòi điểm có hiệu lực của họp đồng liên quan đến hình thức họp đồng