Định giá tài sản bảo đảm:
Định giá tài sản bảo đảm sẽ quyết định đến hạn mức vốn vay, nếu bên vay và bên cho vay không thống nhất được giá trị tài sản bảo đảm thì hợp đồng túi dụng ngắn hạn và hợp đồng thế chấp sẽ không được hình thành. Khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản bảo đảm là phải xác định tài sản bảo đảm sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo thu hồi đủ nợ cho tố chức tín dụng một khi tài sản bảo đảm được đem ra xử lý. Các quy định của pháp luật về định giá tài sản luôn được sửa đổi nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức túi dụng và khách hàng vay nhưng trên thực tế vẫn rất khó định giá tài sản hợp lý và chính xác do biến động giá cả thị trường.
Tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm quy định “việc định giá tài sản bảo đảm có thể được thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật”. Thế nhưng trên thực tế, do nắm được tâm lý của người vay đang có nhu cầu về vốn nên các tổ chức tín dụng thường định giá tài sản khá thấp hơn mức giá thị trường.
Trong lĩnh vực định giá tài sản là bất động sản thì không ít tổ chức, cá nhân bức xúc về cách định giá tài sản là quyền sử dụng đất của ngân hàng, khi định giá để xác định mức cho vay, một số tổ chức tín dụng đã áp dụng nguyên khung giá đất do Nhà nước quy định (thực chất đây là khung giá đất để Nhà nước tính thuế) thấp hơn rất nhiều so với giá chuyển nhượng trên thị trường, điều này dẫn đến việc khách hàng được vay quá ít so với mức mà họ lẽ ra được hưởng. Ngoài ra, nhiều tổ chức tín dụng quy định mức giá tối đa của đất không quá 70% giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường nếu cao hơn giá ghi trong khung giá đất của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có đất, điều này rất khó thực hiện do một số tinh hiện nay chưa ban hành khung giá đất, các ngân hàng không thể có khung giá thị trường để áp dụng tính đúng 70% theo quy định được. Còn nếu thuê cơ quan chuyên môn thì do có những quy định ràng buộc bởi trách nhiệm về cách đánh giá của họ nên khó có cơ quan nào đứng ra nhận xây dựng khung giá đất cho ngân hàng.
Bên canh đó vẫn còn tình trạng định giá cao hoặc không đúng thực chất đối với tài sản gắn liền với đất. Do quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có quy định về quyền tự chủ của tổ chức tín dụng quyết định, xem xét mức cho vay, điều này phần nào dẫn đến tình trạng tổ chức tín dụng đánh giá tài sản bảo đảm theo cảm tính hoặc cố nâng giá tài sản lên đế cho vay theo ý muốn chủ quan nhằm thu lợi nhuận về lãi suất từ các Hợp đồng tín dụng đó.
Ngoài ra, trong quá trình thẩm định dự án để tiến hành cho vay, đòi hỏi những nghiệp vụ và chuyên môn nhất định về phương diện kỹ thuật và hiểu biết về cấu trúc của các công trình và dự án. Nhưng phần lớn các Cán bộ tín dụng chỉ được đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng nên việc thẩm định giá trị của các công trình, dự án vẫn còn nhiều sai sót, điều này dẫn đến việc các tổ chức tín dụng cho vay sai hạn mức và có nguy cơ tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rõ Cán bộ tín dụng có ừách nhiệm đi kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm trước khi lập tờ trình lên cấp có thẩm quyền đề nghị cho vay vốn. Chỉ có quy định riêng của các tổ chức tín dụng thì Cán bộ tín dụng có trách nhiệm đi kiểm tra thực tế tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để đánh giá tài sản và xác minh các cam kết của khách hàng vay, bên bảo lãnh. Tuy nhiên, trên thực tế Cán bộ tín dụng thiếu cơ sở để kiểm ừa thực trạng tài sản bảo đảm (có lập thành vãn bản hay không, kiểm tra cái gì, ai chứng kiến...), nếu Cán bộ tín dụng kiểm tra sơ xài và báo cáo thiếu trung thực với cấp ừên thì họ vi phạm quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, còn về phần pháp luật sẽ có biện pháp chế tài họ như thế nào.
Trong khi đó, đối với việc định giá tài sản là động sản (máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất...) cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc về thủ tục và khả năng thẩm định, cụ thể là :
Máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất của bên đi vay thường là đã qua sử dụng nên việc đánh giá, định giá những tài sản này khi nhận cầm cố, thế chấp là khó khăn. Nguyên nhân chính là do những máy móc, thiết bị mang bí quyết công nghệ riêng, thường bị lỗi thời, lạc hậu và nhanh chóng mất giá trị bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Vì thế những tài sản này khi thanh lý rất khó do ít người có nhu cầu mua lại máy móc thiết bị cũ đã qua sử dụng, thời gian kéo dài càng làm cho tài sản hư hỏng, xuống cấp và mất giá trị. Bên cạnh đó khi bán, phát mãi các động sản cầm cố, thế chấp này thủ tục rất phức tạp và số tiền bán được thường không thu hồi đủ vốn gốc và lãi vay.
Xử lý tài sản bảo đảm:
Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là một khâu quan trọng trong quá trình thu hồi vốn và lãi của tổ chức tín dụng. Tại khoản 2 Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã quy định rõ “Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật”. Tuy nhiên để áp dụng điều này trên thực tế còn một số khó khăn và bất cập.
về phương diện pháp luật : các văn bản pháp luật quy định về tài sản bảo đảm tiền vay đang hết hiệu lực và chồng chéo lên nhau, điển hình là : Thông tư liên tịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Tổng cục Địa chính số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng (Thông tư số 03) hết hiệu lực do căn cứ ban hành là Nghị định của Chính phủ số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng đã bị bãi bỏ và được thay thế bởi Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm (Nghị định 163/2006). Tuy nhiên trên thực tế, do chưa có văn bản nào hướng dẫn Nghị định 163/2006 nên hầu như các tổ chức tín dụng và kể cả cơ quan pháp luật vẫn áp dụng và làm theo Thông tư số 03. Điều này là mâu thuẫn với các quy định pháp luật và gây lúng túng cho cán bộ tín dụng trong quá trình ký kết, hoàn thiện hợp đồng tín dụng ngắn hạn và xử lý tài sản bảo đảm.
về thực tế áp dụng : việc tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, tổ chức tín dụng chưa được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật. Một minh chứng điển hình là việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất gây nhiều khó khăn, rắc rối cho việc thanh lý Hợp đồng tín dụng ngắn hạn của các tố chức tín dụng, những khó khăn này cũng bắt nguồn từ sự không nhất quán giữa các quy định của pháp luật, theo quy định của Luật Đất đai thì đối tượng sử dụng đất nông nghiệp được giới hạn trong một số đối tượng cụ thể gắn liền với từng mục đích sử dụng đất25, trong khi Khoản 7 Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 “về bán đẩu giá tài sản”
đấu giá để mua tài sản đấu giá, có nghĩa là đối tượng tham gia bán đấu giá không bị giới hạn. Cho nên khi các tổ chức tín dụng bán đấu giá quyền sử dụng đất nông nghiệp, có trường hợp người tham gia và trúng đấu giá quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng lại không thuộc đối tượng được phép sử dụng đất nông nghiệp. Điều này đã hạn chế số lượng người tham gia đấu giá dẫn đến ảnh hưởng lợi ích của tố chức tín dụng khi tiến hành bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất. Ngoài ra, việc bán đấu giá tài sản qua trung tâm đấu giá thường mất nhiều thời gian do thủ tục hồ sơ phức tạp và nhiều nơi vẫn chưa có trung tâm đấu giá.
3.1.4 Vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp họp đồng tín dụng thông qua Tòa án
Theo thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì tranh chấp họp đồng tín dụng ngắn hạn nói riêng và Họp đồng tín dụng nói chung chiếm hơn 50% trong tổng số án kinh tế năm 2010 (2980 vụ)26. Nhìn chung tranh chấp về họp đồng tín dụng không quá phức tạp và cũng không đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức nghiên cứu như các loại tranh chấp khác trong kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử lại phát sinh một số vướng mắc gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết án :
Thứ nhất, người bảo lãnh khoản vay (người thứ ba mang tài sản ra bảo đảm) thiếu thiện chí họp tác với Tòa án, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết án. Chẳng hạn, có những vụ tranh chấp mà nhiều người cùng đứng ra bảo lãnh cho một khoản vay, khi phát sinh tranh chấp họ là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, tuy nhiên khi được Tòa triệu tập, họ tỏ ra thiếu họp tác ngay từ khâu hòa giải và cung cấp chứng cứ. Đen khi ra Tòa, họ lại ít khi có mặt cùng lúc, khiến Tòa phải hoãn và xử đi xử lại để triệu tập, thậm chí có người còn bỏ đi nơi khác hoặc xuất cảnh ra nước ngoài.
Thứ hai, tài sản bảo đảm bị bên vay hoặc bên bảo lãnh đem gán nợ hoặc bán cho người khác. Vì không biết rõ tài sản đó hiện ở đâu, ai chiếm giữ, nên tổ chức tín dụng không thể yêu cầu Tòa thu hồi và phát mãi tài sản. Do đó, quá trình xét xử gặp khó khăn bởi Tòa không thể tuyên thu hồi hoặc phát mãi, nếu có tuyên thì cũng không thể thi hành án. Ngoài ra, về mặt thủ tục tố tụng cũng gặp khó khăn bởi không xác định được người có quyền và nghĩa vụ liên quan để đưa vào vụ án.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về Họp đồng tín dụng ngắn hạn
Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa pháp quyền, Nhà nước dựa vào pháp luật để quản lý đất nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo cho xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Cho nên người viết dựa trên các cơ sở pháp luật đã phân tích tại Chương 2 và những mặt tồn tại ở Mục 3.1 Chương 3 của luận văn này. Người viết đưa
26http://phapluattp.vn/20110215111425668Ti0cl063/an-tin-dung-vuong-lat-vat-nhung-kho-go.htm
ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hom quy định của pháp luật về Họp đồng tín dụng ngắn hạn.
3.2.1 Kiến nghị về lãi suất cho vay
Mức lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nuớc công bố theo định kỳ như hiện nay là chưa phù họp với tình hình thực tế của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 476 của Bộ Luật dân sự năm 2005 đã không còn phù họp với chủ trương tự do hóa lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đang phấn đấu thực hiện và có thể vi phạm cơ chế lãi suất thỏa thuận mà Chính phủ chỉ đạo cho các tố chức tín dụng thực hiện.
Vì thế, để giải quyết bất cập về lãi suất cho vay, về lâu dài cần sửa đổi Khoản 1 Điều 476 Bộ Luật dân sự năm 2005 theo hướng không áp dụng quy định này đối với hoạt động cấp túi dụng của các tổ chức tín dụng hoặc có thể sửa lại Khoản 1 Điều 476 Bộ Luật dân sự năm 2005 như sau “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng tối đa không quá 2%/tháng đối với loại vay ngắn hạn, không quá 2,25%/tháng đối với loại trung hạn và không quá 2,5%/tháng đối với loại dài hạn.
Loại vay ngắn hạn là loại hợp đồng vay có kỳ hạn không quá 12 tháng. Loại vay trung hạn là họp đồng vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Loại vay dài hạn là họp đồng vay có thòi hạn từ trên 60 tháng trở hở lên.
Trong trường họp thỏa thuận lãi suất vượt quá so với mức lãi suất được quy định tại Điều này, thì bên vay chỉ phải trả lãi bằng mức lãi suất đối đa như quy định tại Điều này".
Cách quy định bằng một con số lãi suất xác định tuy có sự khó khăn trong việc xử lý linh hoạt những thay đổi của lãi suất thị trường, lạm phát, nhưng lại rất thích họp cho việc xác định mức tối đa trong hợp đồng, không cần phải qua thủ tục công bố lãi suất thường kỳ của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào và bản thân các bên tham gia đều có thể dễ dàng xác định mức trần mà mình được phép thỏa thuận. Trên thực tế, nếu lấy mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong dân cư từ 10 năm trở lại đây, thì bình quân lãi suất tương đương 0,7%-0,75%/tháng cho các loại cho vay khác nhau. Còn lãi suất của khu vực dân cư khi vay tiền của ngân hàng có mức trung bình khoảng 1%-1,5% /tháng. Nếu lấy 3 lần của lãi suất tiền gửi tiết kiệm hoặc 2 lần lãi suất tiền vay ngân hàng, thì con số trung bình từ 2%-3%/tháng. Vậy, đề xuất lấy con số tối đa 2%/tháng cho loại vay ngắn hạn đã đảm bảo được mức độ lạm phát và sự trượt giá của đồng tiền, đồng thời cũng tương đương mức lãi suất trung bình của thị trường trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy vậy, các bên sẽ cần phải có những thỏa thuận linh hoạt hơn trong việc xác
lập họp đồng vay tiền, sao cho có thể ứng phó được trước những biến động của thị trường vốn và sự lạm phát của nền kinh tế.
Bên cạnh đỏ, trong thời gian Bộ Luật dân sự năm 2005 chưa được sửa đổi, để đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng Nhà nước có thế cân nhắc thay đổi cơ chế xác định mức lãi suất cơ bản theo hướng đưa mức lãi suất này gàn hơn với mức lãi suất cho vay bình quân trên thị trường tín dụng ngân hàng.
3.2.2 Kiến nghị nội dung và hiệu lực của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn 3.2.2.1 về nội đung của Hạp đồng tín dụng ngắn hạn
Một Hợp đồng tín dụng ngắn hạn được soạn sẵn theo khuôn mẫu như hiện nay thì rõ ràng không đảm bảo được công bằng và phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từ đây sẽ dẫn đến nhiều thiệt thòi cho khách hàng và phát sinh các hanh chấp không đáng có trong Họp đồng tín dụng ngắn hạn. Vì thế, người viết đề xuất nên