Một số nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người cơ tu tại xã hòa phú, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)

I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC

3. Danh sách các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam

4.4. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh công tác trực tiếp gây suy giảm nghiêm trong nguồn tài nguyên cây thuốc thì việc tác động gián tiếp cũng gây hậu quả không phải là nhỏ. Các hoạt động phát rừng, đốt rừng sau khi khai thác không đủ thời gian cho các loài cây thuốc phục hồi và sinh trưởng, phát triển.

Cây thuốc bị khai thác theo kiểu tận thu trong tự nhiên, nhổ cả gốc mà không được trồng lại, khai thác bừa bãi mà không có kế hoạch bảo tồn thì nguồn “vàng xanh” nơi đây chắc chắn sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng. Hơn nữa, tri thức bản địa cũng sẽ ngày càng bị mai một, nhiều bài thuốc sẽ bị biến mất nếu tầng lớp thanh niên trai trẻ vẫn lười học hỏi, những người có kinh nghiệm vẫn tiết tục bảo thủ, giấu nghề

5. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc

5.1. Khai thác hợp lý

Cần tuyên truyền cho người dân về giá trị cũng như tầm quan trọng của tài nguyên cây thuốc, và đặt ra một số quy tắc chung cho việt khai thác hợp lý để có thể bảo vệ, tái phục hồi các loài cây thuốc, cụ thể là:

- Không được gây hại đối với cây chưa đến tuổi khai thác

- Không được đào bới cả gốc rễ đối với những cây cần lấy củ, rễ, thân rễ - Không làm gãy cành, chồi non của những loài cây mà quả, hoa là sản phẩm

- Đối với cây dây leo mà sản phẩm là thân cây, phải chặt cây cách mặt đất khoảng từ 15-30 cm để cây có thể tái sinh

- Không thu hái triệt để quả của các loại cây cần giữi lại để làm giống

- Phải trồng lại ngay những cây đã bị lấy củ (trồng bằng đầu rễ hoặc đoạn thân).

5.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc

Vị trí địa lý xa xôi, đường xá đi lại vẫn còn khó khăn, người dân được sống bao bọc bởi rừng nên việc sử dụng cây thuốc từ rừng là điều tất yếu. Điều này giúp cho hệ thống kiến thức bản địa về cây dược liệu của người dân nơi đây ngày càng phong phú hơn.

Để có thể tư liệu hóa được các bài thuốc chữa bệnh cần phải có sự hỗ trợ nhiệt tình của người dân địa phương, đặc biệt là các ông lang, bà mế. Thành lập một

những cán bộ có trình độ, xây dựng tốt mối quan hệ với người dân địa phương, tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu được tri thức bản dịa về nguồn tài nguyên cây thuốc là vô cùng quý giá, phái giữ gìn, lưu truyền lại cho con cháu đời sau. Phải xóa bỏ được tính bảo thủ trong mỗi người dân nơi đây mới mong thu thập được những thông tin về bài thuốc dân tộc.

Tìm hiểu đầy đủ về các thông tin về tên cây thuốc, vùng phân bố bộ phận sử dụng, cách chế biến và công dụng. Ghi chép đầy đủ các thông tin, có hình ảnh minh họa rõ ràng, đóng thành tệp văn bản để tiện lưu giữ. Có như vậy, nguồn tri thức bản địa về các loài cây thuốc của cộng đồng người Cơ Tu tại xã Hòa Phú mới mong được lưu truyền về sau.

5.3. Công tác bảo tồn

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có 2 hình thức bảo tồn cơ bản có thể áp dụng tại xã Hòa Phú: Bảo tồn nguyên vị và Bảo tồn chuyển vị.

Một phần của tài liệu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người cơ tu tại xã hòa phú, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)