Hiện tƣợng phân rã phóng xạ

Một phần của tài liệu ứng dụng vật lý cho cơ thể sống (Trang 40 - 41)

5. Các bƣớc thực hiện đề tài

5.2. Hiện tƣợng phân rã phóng xạ

5.2.1. Hiện tƣợng phân rã phóng xạ

Nhà vật lý người Pháp Bécơren là người đầu tiên khám phá ra hiện tượng phóng xạ vào năm 1896, khi ông phát hiện từ muối Urani phát ra những tia không trông thấy, nhưng lại có khả năng xuyên qua các lớp vật chất không trong suốt, ion hóa được không khí, tác dụng lên kính và phim ảnh, hoặc gây ra sự phát quang đối với một số chất.

Hiện tượng phóng xạ tự nhiên là một quá trình biến đổi tự phát của những hạt nhân không bền thành những hạt nhân khác kèm theo với các tia phóng xạ phát ra và thường quan sát thấy ở những hạt nhân nặng, xếp cuối bảng tuần hoàn Menđêlêép.

n 1 2 3 4 5 6...

Hiện tượng phóng xạ tiếp tục được nhiều nhà bác học khác nghiên cứu, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của hai vợ chồng nhà bác học Mari và Pie Quiri. Trong hơn hai năm nghiên cứu với những điều kiện nghiên cứu hết sức thiếu thốn, khó khăn, năm 1898 hai ông bà đã tìm ra hai chất phóng xạ mới là Pôlôni (Po) và Rađi (Ra) có tính phóng xạ mạnh hơn nhiều so với Urani. Tiếp theo, người ta lần lượt tìm thấy hàng chục chất phóng xạ khác như Thôri, Actini, Neptuni, … Cho đến nay, đã thu được các số liệu thực nghiệm khổng lồ về các trạng thái năng lượng và sơ đồ phân rã của hàng nghìn hạt nhân đồng vị, giúp ta hiểu biết những vấn đề quan trọng về cấu trúc và các tính chất của các hạt nhân.

Các công trình nghiên cứu thực nghiệm về hiện tượng phóng xạ đã xác nhận sản phẩm phân rã phóng xạ của hạt nhân gồm:

- Tia α là chùm các hạt tích điện dương bị lệch trong điện trường và từ trường và dễ dàng bị những lớp vật chất mỏng như một lá nhôm chẳng hạn, hấp thụ. Về bản chất, tia α chính là chùm hạt nhân của nguyên tử Hêli 24He.

- Tia β cũng bị lệch trong điện trường và từ trường, có khả năng xuyên sâu hơn các tia α. Về bản chất tia β là các êlectron β- và các Pôditôn β+.

- Tia γ không chịu tác dụng của điện trường và từ trường, có khả năng xuyên rất sâu vào vật chất. Về bản chất, tia γ chính là các phôtôn có năng lượng cao.

Một phần của tài liệu ứng dụng vật lý cho cơ thể sống (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)