Thực trạng đời sống văn hóa hiện nay

Một phần của tài liệu Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Văn Hóa (Trang 32 - 48)

B. NỘI DUNG

2.1. Thực trạng đời sống văn hóa hiện nay

Sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng ta và nhân dân ta đòi hỏi phải phát huy cao độ năng lực tinh thần của con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấ nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, xã hộ công bằng dân chủ văn minh, là một sự nghiệp sáng tạo to lớn của nhân dân ta đồng thời là quá trình cải biến xã hội sâu sắc đòi hỏi phát huy ngồn lực tri tuệ và năng lực, bản lĩnh của mỗi con người Việt Nam. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu cầu tăng nhanh về văn hóa của mọi tầng lớp dân cư, quá trình dân chủ xã hội... là yếu tố làm thay đổi đời sống dân tộc.

Việc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, ... đang tạo ra những thuận lợi và khó khăn mới, cần được nhận thức một cách tỉnh táo để năm lấy cơ hội, vượt qua thử thách.

Trước thực trạng suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống ở một số bộ phận “không nhỏ” cán bộ, đảng viên và quần chúng ngày càng “ phổ biến hơn”, “tinh vi hơn”, “nghiêm túc hơn” đòi hỏi chúng ta phải chấn hưng nền văn hóa dân tộc thông qua sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc da tộc.

Sự suy thoái về đạo đức – lối sống trong một bộ không ít cán bộ có chức, có quyền: tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu dân, bè phái mất đoàn kết, ăn chơi sa đọa, chạy chức, chạy quyền, mua quan bán chức ... đang gây bất bình trong nhân dân, làm tổn thương đến uy tín của Đảng và Nhà nước, đến sự an nguy của đất nước. Hơn nữa, tệ nạn xã hội phát triển như:

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

buôn lậu, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục, chà đạp lên đạo lý – tình nghĩa và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sự bùng nổ thông tin, sự mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, sự tiêu thụ hàng hóa với một khối lượng khổng lồ ở đô thị bên cạnh mặt tích cực, cũng để lại những hiệu quả tiêu cực, tác động xấu đến hệ giá trị truyền thống, đến lối sống và đạo đức xã hội, đến liên kết giữa gia đình và cộng đồng.

Việc mở cửa để hội nhập với khu vực và các nước trên thế giới, tiếp thu các thành tựu văn hóa, văn hóa của nhân loại đòi hỏi chúng ta phải có một trình độ văn hóa tương ứng để tiếp biến các thành tựu đó và làm chủ được những quá trình công nghệ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta mở cửa, đổi mới đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi mà toàn cầu hóa trở thành xu thế thời đại và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp thế giới. Không một dân tộc nào có thể đứng ngoài hoặc quay lưng lại với xu thế đó. Các quốc gia muốn tiến lên phải hội nhập vào trào lưu chung, phải biết lợi dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình mở cửa tác động xấu đến dời sống tinh thần của dân tộc. Xu hướng thương mại hóa đã và đang thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động của văn hóa, đi ngược lại với những giá trị chân, thiện, mỹ. Mặt trái của quá trình mở cửa đang làm nảy sinh xu hướng vọng ngoại, làm suy yếu các giá trị truyền thống của dân tộc.

Đới sống văn hóa – nghệ thuật còn nhiều bất cập: thiếu những tác phẩm có giá cao về tư tưởng và nghệ thuật, có xu hướng đi vào tâm tư tủn mủn, có hiện tượng sa vào chủ nghĩa hình thức, tách rời văn nghệ với nhiệm vụ chính trị của đời sống, chạy theo xu hướng “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu thấp kém. Đời sống văn hóa của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ còn nghèo nàn thiếu thốn.

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

thác đúng mức. Để giải quyết, phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ cả về cơ chế, chính sách và pháp luật, ... trong đó có vấn đề học tập quán triệt, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.

2.2. Một số giải pháp xây dựng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa từ lâu đã trở thành kim chỉ nam của Đảng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt Nam có thể xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến chủ nghĩa xã hội không phải là con đường bằng phẳng, trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy

sinh, trong đó xu hướng toàn cầu với việc mở cửa hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì “ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao chiều sâu về trình độ phát

triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội với thiên nhiên. Văn hóa là động lực mục tiêu của sự nghiệp cách mạng”.

Vì vậy, quản triệt tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng văn hóa hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, một vấn đề có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn. Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh đã được thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa của nước ta cũng như thế giowistrong nữa thể kỷ qua kiểm nghiệm, xác nhận là khoa học đúng đắn, mang tính cách mạng và hiện đại, đến nay vẫn giữu nguyên gía trị chỉ đạo đói với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh có nội dung rất lớn và phong phú, thể hiện sự thống nhất giữa các yếu tố: cá nhân, gia đình, làng xã ( khối, phố ), dân tộc và nhân loại.

Trước mắt cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nhằm giải quyết mấy vấn đề lớn sau đây:

2.2.1. Xây dựng văn hóa phải bắt đầu từ mỗi con người tư cách là chủ

thể của văn hóa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với tư cách là chủ thể xây dựng xã hội mới, văn hóa mới, được người đề cập đến nhiều lần, với những yêu cầu rất toàn diện.

Văn hóa Việt Nam trải qua mấy nghìn năm xây dựng và phát triển, đã hình thành những giá trị bất biến: yêu nước, nhân ái, khoan dung, hòa nhập, trọng đạo đức – nhân nghĩa và thanh cao, giản dị, ... là sản phẩm của nền văn hóa đó, con người Việt Nam hiện nay vẫn thể hiện được những phẩm chất vốn có.

Xuất phát từ mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là vì con người, và vì sự phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách con người, thấy rõ vai trò của nhân tố con người – chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, Đảng ta đặt ra nhiệm vụ hàng đầu của văn hóa là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Yêu cầu nhân cách của con người Việt Nam trong hôm nay là: phát triển cao về trí, tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Ngày nay, đi vào cơ chế thị trường, một nhược điểm mới đang nổi lên rất đáng lo ngại, rất xa lạ với tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là chủ nghĩa thực dụng, xu

hướng chạy theo đồng tiền, lối sống vị kỷ, lòng tham muốn vật chất đang nổi lên mạnh mẽ...Đó là nguyên nhân đẻ ra các hiện tượng phản văn hóa: tham nhũng,

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh: xây

dựng văn hóa trước hết là xây dựng con người, đó là những con người được bồi

dưỡng, giáo dục đầy đủ trên các mặt:

- Về đạo đức: có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có hoài bão vì nước, vì dân, có ý chí vươn lên rửa cái nhục đói nghèo, lạc hậu, biết quý trọng đồng tiền nhưng không vì đồng tiền mà đánh mất nhân phẩm, làm trái với lương tâm, đạo đức. Đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

- Về lối sống: có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh,cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng, kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiên môi trường sinh thái. Có ý thức học tập lối sống Hồ Chí Minh “coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống

giản dị ”, “ cần kiệm, ít lòng ham muốn về vất chất ”... Cần xây dựng lối sống

văn hóa cho sinh viên thông qua các hoạt động xã hội từ thiện xã hội của sinh viên cần tập trung vào việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, những người tàn tật khó khăn, những người tàn tật khó khăn, ủng hộ góp phần phát triển kinh tế văn hóa vùng sâu, vùng xa, qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ý thức chung sống cộng đồng của người sinh viên. Để hoạt động này trở thành phong trào rộng, có hiệu quả cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức vào thời điểm phù hợp. Hình thức tổ chức là phối hợp chặt chẽ giữa các nghành hữu quan để tổ chức chiến dịch “Ánh sáng văn

hóa”, “Xóa nạn mù chữ”, “Mùa hè xanh”, các đợt lao động tình nguyện làm

đường, cầu, cống, nhà trẻ... ở các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, nơi căn cứ cách mạng.

- Về trí thức: thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, năng lực thẩm mỹ và thể lực. Có phương pháp và thói quen tự học, tự đào tạo để cập nhật hóa những tri thức hiện đại của thế giới về khoa học, công nghệ,... phù hợp với nghề nghiệp chuyên môn của mình. Lao động chăm chỉ với lương tâm

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

nghề nghiệp, có kỷ luật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

Chỉ với những con người như thế chúng ta mới có thể xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mới đủ sức đưa nước nhà hòa nhập vào trào lưu phát triển mạnh mẽ của loài người trong thể kỷ XXI.

Xây dựng con người phá triển toàn diện với những phẩm chất là công việc khó khăn, phức tạp cần phải có sự kiên trì bền bỉ và có một chiến lược lâu dài. Phải huy động mọi lực lượng, vận dụng sức mạnh tổng hợp của văn hóa để hình thành con người mới từ lúc lọt lòng và trong suốt cả cuộc đời bằng nhiều hình thức và biện pháp sinh động , hiệu quả và thích hợp với từng giai đoạn.

2.2.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình

giao lưu, hội nhập với thế giới.

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá; là linh hồn của dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử; được kết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy nó là biểu tượng của sự tồn tại, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai ủa dân tộc.

Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc trưng tiêu biểu là khí phách và tâm hồn dân tộc được thể hiện rõ nhất qua bản sắc văn hóa dân tộc. Một dân tộc hay một quốc gia nào nếu không biết kế thừa tiếp thu

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

của sự phát triển xã hội. Những tiếp thu nền văn hóa tiên tiến, mang tính thời đại phải trên cơ sở kế thừa, bảo tồn và khai thác truyên thống đạo đức, tập quán,

lòng tự hòa dân tộc. Nền văn hóa dân tộc là nguồn vốn quý báu, thiêng liêng của một dân tộc.

Trước xu thế khu vực văn hóa, toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách lập của thế giới. Sự giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia đang diễn ra trên mọi lĩh vực hết sức sôi động nhằm chuyển hóa các yếu tố ngoại lực thành nội lực để phát triển, trong đó có văn hóa. Việc mở rộng các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về văn hóa đang là một thời cơ để văn hóa Việt Nam tiếp nhận những thành tựu mới của văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc mình. Rút ngắn khoảng cách của chúng ta với thế giới.

Tuy nhiên quá trình hội nhập giao lưu đó không chỉ diễn ra theo một chiều thuận, mà có cả chiều nghịch. Nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược văn hóa đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ sùng ngoại, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, chỉ còn là bản sao vụng về, mờ nhạt của một thứ văn hóa vay mượn, ngoại lai.

Vậy làm thế nào để “hòa nhi bất đồng” để không đánh mất cái cốt lõi, cái bản sắc của mình mà vẫn chọn lọc, tiếp nhận được các giá trị văn hóa – văn minh. Làm thế nào để giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh: bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhưng không phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động tự tin hội nhập và làm giàu thêm văn hóa dân tộc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh,làm “bộ

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

lọc” cho mỗi người dân Việt Nam, làm tăng sức đề kháng để không bị choáng

ngợp, lóa mắt trước cái gọi là “mới”, là “hiện đại”, nhưng thực chất chỉ là cặn bã

của cái gọi là “văn minh phế thái” của Phương Tây mà ngay các nhà văn hóa chân chính ở đó đã lên án từ lâu.

Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn liền với nâng cao dân trí. Chỉ có con người được trang bị bằng những tư tưởng văn hóa, khoa học hiện đạimới có thể dễ dàng phân biệt được cái gì thực sự là “chân, thiện, mỹ”, mới có bộ lọc để

Một phần của tài liệu Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Văn Hóa (Trang 32 - 48)