CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY TRÔM

Một phần của tài liệu Chuong trinh dạy nghề sơn ta, thông, trôm (Trang 39 - 47)

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

Tên mô đun: Trồng cây trôm Mã số mô đun: MĐ

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY TRÔM

TRỒNG CÂY TRÔM

Mã số mô đun: MĐ 04

Thời gian mô đun: 132 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 96 giờ Kiểm tra hết mô đun: 06 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

1. Vị trí: Mô đun Trồng cây trôm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm” được giảng dạy sau mô đun Trồng cây thông. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.

2. Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề “Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm”; các đặc điểm có tính đặc thù của mô đun như: Yêu cầu về địa điểm thực hiện (tại cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất hay tại thực địa, mô hình sản xuất cây trôm); thời gian giảng dạy phù hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

1. Về kiến thức

- Trình bày được đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của cây trôm.

- Trình bày được quy trình sản xuất cây con trôm.

- Trình bày được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa trôm. 2. Về kỹ năng

- Thực hiện được quy trình sản xuất cây con trôm.

- Thực hiện được kỹ thuật chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa trôm đúng kỹ thuật.

3. Về thái độ

- Tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất Trồng cây trôm.

- Tiết kiệm vật tư, vật liệu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong lao động.

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra *

1 Giới thiệu chung về cây trôm 02 02 - -

2 Sản xuất cây con trôm 52 12 36 04

3 Trồng rừng trôm 32 6 24 02

4 Chăm sóc và bảo vệ rừng trôm 22 4 16 02

5 Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm 18 6 10 02

Kiểm tra hết mô đun 06 - - 06

Cộng 132 30 86 16

Ghi chú: * Tổng số giờ kiểm tra (16 giờ) bao gồm: 10 giờ kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành (được tính vào giờ thực hành), 06 giờ kiểm tra hết mô đun.

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Giới thiệu chung về cây trôm

Thời gian: 02 giờ

Mục tiêu

- Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng trôm. - Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng trôm.

1. Đặc điểm cây trôm 1.1. Hình thái

1.2. Sinh thái 2. Công dụng

3. Điều kiện gây trồng

3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 3.2. Điều kiện đất đai thực bì

Bài 2: Sản xuất cây con trôm

Thời gian: 52 giờ

Mục tiêu

- Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con trôm bao gồm thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con.

- Thực hiện được các công việc thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con trôm đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc; đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.

1. Thiết lập vườn ươm 1.1. Phân loại vườn ươm

1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất 1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm 1.2.1. Điều kiện tự nhiên

1.2.2. Đất đai 1.2.3. Nguồn nước

1.2.4. Điều kiện kinh doanh

1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm 1.3.1. Khu vực sản xuất

1.3.2. Khu vực không sản xuất

2. Thu hái, sơ chế và bảo quản hạt trôm 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư

2.2. Thu hái

2.2.1. Lựa chọn cây mẹ lấy giống 2.2.2. Thu hái 2.3. Sơ chế quả 2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.3.2. Nguyên tắc chung 2.3.3. Sơ chế quả 2.4. Bảo quản hạt 2.4.1. Làm sạch hạt 2.4.2. Bảo quản hạt

3. Cấy hạt trôm

3.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 3.2. Tạo bầu gieo ươm

3.2.1. Làm đất ruột bầu 3.2.2. Đóng bầu

3.3. Gieo ươm trôm 3.3.1. Xử lý hạt 3.3.2. Tạo lỗ tra hạt 3.3.3. Tra hạt

3.3.4. Lấp đất

3.3.5. Che phủ và tưới nước 4. Chăm sóc cây con ở vườn ươm 4.1. Tưới nước

4.2. Làm cỏ, phá váng 4.3. Bón phân

4.4. Phòng, trừ sâu bệnh hại

4.4.1. Một số loại sâu hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 4.4.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 4.4.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu, bệnh hại

4.5. Đảo bầu và phân loại cây 4.6. Hãm cây

4.6.1 Mục đích hãm cây 4.6.2. Biện pháp hãm cây 5. Tiêu chuẩn cây xuất vườn

Bài 3: Trồng rừng trôm

Thời gian: 32 giờ

Mục tiêu

- Trình bày được tiêu chuẩn đất trồng và kỹ thuật trồng trôm.

- Thực hiện được kỹ thuật làm đất, đào hố, bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật. - Trồng được trôm đảm bảo đúng kỹ thuật.

- Đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiết kiệm nguyên vật liệu. 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng trôm

1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 1.2. Phát dọn thực bì

1.3. Làm đất trồng rừng trôm

2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng trôm 2.1. Thời vụ 2.2. Mật độ, khoảng cách trồng trôm 3. Kỹ thuật trồng rừng trôm 3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư 3.2. Bứng và chuyển cây 3.2.1. Bứng cây 3.2.2. Vận chuyển cây 3.3. Kỹ thuật trồng 3.3.1. Tạo hố trồng 3.3.2. Rạch vỏ bầu 3.3.3. Đặt cây và lấp đất

Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng trôm

Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu

- Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng trôm

- Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng trôm. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.

1. Chăm sóc trôm 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 1.2. Kiểm tra, trồng dặm 1.3. Chăm sóc rừng trôm 1.3.1. Chăm sóc năm thứ 1 1.3.2. Chăm sóc năm thứ 2 1.3.3. Chăm sóc năm thứ 3 2. Bảo vệ rừng trôm 2.1. Phòng và chữa cháy rừng 2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng 2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng 2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại

2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng, trừ 2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng, trừ 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại

Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm

Thời gian: 22 giờ

Mục tiêu

- Trình bày được kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm.

- Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm.

- Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 1. Khai thác nhựa trôm

1.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác 1.2. Chọn thời điểm khai thác 1.3. Khai thác nhựa

1.2.1. Khai thác trên thân 1.2.2. Khai thác trên cành

2. Sơ chế và bảo quản nhựa trôm 2.1. Sơ chế nhựa

2.2. Bảo quản nhựa

IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1. Tài liệu giảng dạy

Giáo trình dạy nghề mô đun Trồng cây trôm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông trôm”.

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ

- Dụng cụ và trang thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu, tranh ảnh về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm.

- Học liệu: Giáo án, tài liệu học viên 3. Điều kiện về cơ sở vật chất

- 01 phòng học lý thuyết - Vườn ươm cây giống trôm - Mô hình rừng trồng trôm

- Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu (lớp học 30 học viên)

Trang thiết bị Số lượng

- Giấy Ao 50 tờ

- Giấy A4 03 gam

- Bút dạ 30 cái

- Thước kẻ, thước dây 5 cái

- Cuốc, xẻng 30 bộ

- Xô chậu nhựa 5 cái

- Túi bầu 02 vạn

- Dây nilon 5 cuộn

- Hạt giống trôm 5 kg

- Lưới đen Trung Quốc 50m2

- Phân bón NPK 100 kg

- Phân chuồng 200 kg

- Thuốc phòng, trừ sâu bệnh hại 30 gói

- Dao phát 10 cái

- Quang gánh 10 đôi

- Dao hoặc kéo cắt cành 10 cái

- Bộ biển báo phòng, chữa cháy rừng 01 bộ

- Khoan gỗ loại 18ly 15 cái

- Búa 15 cái

- Đục 15 cái

- Nilon thu nhựa 100 cái

- Khay thu nhựa 15 cái

4. Điều kiện khác

- Bảo hộ lao động: 30 bộ

- Trợ giảng: Người sản xuất có tay nghề trồng cây trôm.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Phương pháp đánh giá

- Kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm. - Kiểm tra kỹ năng nghề bằng bài thực hành. 2. Nội dung đánh giá

- Kỹ thuật sản xuất cây con Trôm.

- Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

- Chương trình mô đun Trồng cây trôm được áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Chương trình mô đun Trồng cây trôm có thể được sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.

- Chương trình áp dụng cho cả nước.

- Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỷ, cẩn thận trong khi sử dụng dụng cụ trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp giảng dạy (có đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành).

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo

- Giáo viên phải được tập huấn phương pháp giảng dạy theo mô đun trước khi thực hiện.

- Nên tổ chức giảng dạy mô đun này gắn với mùa thu hoạch hạt giống, mùa sản xuất cây giống, mùa trồng rừng, mùa khai thác nhựa trôm.

- Kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu, trực quan, đặc biệt chú trọng thực hành kỹ năng, phương pháp kiểm tra đánh giá.

- Ngoài việc bố trí thực hành tại vườn ươm của trường, học sinh còn được tham quan tại vườn ươm hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất khác.

- Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng nơi mà bố trí giảng dạy linh hoạt cho phù hợp như hết phần lý thuyết của từng bài chuyển sang thực hành hoặc có thể kết thúc toàn bộ lý thuyết của 5 bài mới sang phần thực hành hoặc hết mỗi phần nhỏ của từng bài kết hợp thực hành ngay.

- Thực tập sản xuất: Căn cứ vào quỹ thời gian thực hành của mô đun các trường cần bố trí một khoảng thời gian thích hợp để tổ chức thực tập tại cơ sở sản xuất, nhằm nâng cao tay nghề và tiếp cận việc làm. Nội dung chủ yếu là làm đất, đóng bầu, xử lý hạt giống, gieo hạt, cấy cây và chăm sóc cây con, trồng, chăm sóc rừng khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa.

- Học viên thực hiện các bài tập cá nhân, bài tập nhóm trong quá trình học tập.

3. Những trọng tâm mô đun cần chú ý - Sản xuất cây giống trôm.

- Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trôm. - Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa trôm. 4. Tài liệu cần tham khảo

[1] Bộ Lâm nghiệp. Giáo trình kỹ thuật lâm sinh. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1992.

[2] Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên. Giáo trình Thực vật cây rừng, Trường ĐHLN, NXB Nông nghiệp Hà Nội 2004.

[3] Đặng Đình Bôi, Bùi Anh Tuấn, 2004. Cây Trôm, một cây quý đang

được phát triển ở Ninh Thuận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh

Thuận.

[4] Trần Hợp. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 2002.

[5] Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh. Giáo trình trồng rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1998.

[6] PGS,TS Nguyễn Duy Minh. Cẩm nang nhân giống cây. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2004.

[7] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004. Mô đun Xây dựng vườn ươm

và lập kế hoạch sản xuất cây con.

Một phần của tài liệu Chuong trinh dạy nghề sơn ta, thông, trôm (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w