6. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
3.3.1. Thành tựu ở trong nước
Ở Việt Nam, tuy chỉ mới tiếp cận với công nghệ nano trong những năm gần đây nhưng cũng có những bước chuyển tạo ra sức hút mới đối với lĩnh vực đầy cam go, thử thách này [22].
Nước ta trong nỗ lực đi tắt đón đầu, vào tháng 8/2006 tại Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc về ứng dụng công nghệ nano, với sự đăng đàn của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Nhà nước cũng đã dành một khoản ngân sách khá lớn cho chương trình nghiên cứu công nghệ nano cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu. Công nghệ Nano đang chứng minh những ứng dụng hiệu quả của nó trong thực tiễn sản xuất và đời sống hiện nay.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, quy trình xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện và định lượng virus bằng công nghệ nano từ đã được thử nghiệm thành công. Việc ứng dụng nano từ vào xét nghiệm tìm virus viêm gan B, viêm gan C do TS-BS Phạm Hùng Vân, giảng viên bộ môn vi sinh, khoa Y, Đại học Y Dược TP.HCM và TS Nguyễn Chánh Khê của Trung tâm Công nghệ cao TP.HCM thực hiện. Thành công này đã góp phần rút ngắn thời gian trong xét nghiệm sinh học phân tử để phát hiện và theo dõi điều trị đặc hiệu các loại bệnh như viêm gan B, viêm gan C, virus cúm, sốt xuất huyết [24].
Gần đây, Hội đồng Khoa học, ngành Khoa học Vật liệu- Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam (Viện HLKHCNVN) cũng vừa phối hợp với Hội Nội khoa Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ Nano trong Y Dược học, bước đầu ứng dụng Nano Curcumin trong phòng và trị bệnh”. Do các sản phẩm có kích thước nano dễ dàng xâm nhập vào mô, dịch cơ thể và tế bào. Với các dược chất ít tan, công nghệ nano giúp tăng độ tan, tăng khả năng hấp thu, duy trì nồng độ cao trong máu, tăng hiệu quả điều trị, giảm liều lượng thuốc cho bệnh nhân, giảm độc tính, đặc biệt với các hoạt chất điều trị ung thư.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, việc lần đầu tiên ở nước ta ứng dụng thành công công nghệ Nano vào sản xuất dược đã đánh dấu bước khởi đầu hiệu quả cho mô hình hợp tác chuyển giao đề tài nghiên cứu giữa các nhà khoa học và nhà sản xuất. Đồng thời, đây cũng là bước tiến của ngành hóa dược Việt Nam trong việc đưa các sản phẩm nghiên cứu khoa học vào trong thực tiễn cuộc sống.
GVHD: ThS. DƯƠNG QUỐC CHÁNH TÍN 49 SVTH: VÕ THỊ MỸ XUYÊN
Hình 3.18. Ảnh minh họa cho viên nang Nano Curcumin [31].
Với tình trạng ô nhiễm môi trường nước trầm trọng ở nước ta, việc ứng dụng công nghệ Nano vào xử lý nước thải là cần thiết và cấp bách. Với tính ưu việt của công nghệ Nano từ, mùi hôi và màu trong nước thải sẽ được giải quyết nhanh chóng, đảm bảo tất cả các chỉ tiêu ô nhiễm có trong nước thải sẽ được xử lý đạt chuẩn mà những phương pháp trước đây không thể đáp ứng. Mới đây, toà nhà Silver Sea Tower (Vũng Tàu) đã ứng dụng công nghệ này vào giải quyết vấn đề nước thải của các hộ gia đình đang sinh sống nơi đây. Toà nhà cao 21 tầng, với quy mô gồm 89 căn hộ, lượng nước thải và chất thải sinh hoạt hàng ngày thải ra ngoài môi trường rất lớn, đòi hỏi Ban quản lý toà nhà phải có giải pháp để xử lý lượng nước thải này đảm bảo đúng tiêu chuẩn mà Luật Môi trường Việt Nam cho phép, rồi mới xả thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố Vũng Tàu. Trước yêu cầu này, Ban quản lý toà nhà đã tìm hiểu và quyết định chọn công nghệ Nano để xử lý nước thải sinh hoạt của cư dân đang sinh sống nơi đây.
Ngoài ứng dụng trong xử lý nước thải, công nghệ Nano còn được dùng trong xử lý khí thải, chất thải nguy hại và đạt hiệu quả rất cao về bảo vệ môi trường cũng như chi phí đầu tư, vận hành.