Sự phát triển và vai trò của Tập đoàn Công nghiệp Xi măng trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI "Hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế đa ngành, Đa lĩnh vực ở việt nam " doc (Trang 30 - 34)

Theo định h−ớng phát triển, trong giai đoạn 2005 - 2010 dự kiến thị phần xi măng do Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Tập đoàn) tự sản xuất chiếm khoảng 50% thị phần xi măng trong cả n−ớc (ch−a kể phần vốn góp của Tổng Công ty vào các công ty liên doanh).

- Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam bao gồm:

+ Sản xuất kinh doanh xi măng là ngành kinh doanh chính. + Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) (ngoài xi măng).

+ Cơ khí: Sản xuất chế tạo phụ tùng cho các nhà máy xi măng và các sản phẩm cơ khí, thép, máy móc các loại phục vụ cho các ngành kinh tế trong n−ớc và quốc tế.

+ Xây dựng công nghiệp và lắp máy: phục vụ cho đầu t− phát triển của Tập đoàn bao gồm cả đầu t− mới, cải tạo nâng công suất, sửa chữa lớn và đầu t− xây dựng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành khác nếu có thị tr−ờng.

+ Các ngành nghề dịch vụ, phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng nói riêng và ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng nh− ngành sản xuất cơ khí nói chung.

+ T− vấn đầu t−, nghiên cứu KHCN, tin học - thông tin. + Đào tạo nguồn nhân lực.

+ Xuất nhập khẩu, cung ứng vật t− - vận tải. + Đầu t− tài chính.

2.2.2. Sự phát triển và vai trò của Tập đoàn Công nghiệp Xi măng trong nền kinh tế nền kinh tế

Xi măng là loại vật liệu xây dựng cơ bản và thông dụng, đ−ợc sử dụng rộng rãi, với khối l−ợng lớn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng công nghiệp dân dụng và các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội khác. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất n−ớc, nhu cầu tiêu thụ xi măng luôn ở mức cao.

+ Giai đoạn 1991 - 1995: mức tiêu thụ tăng bình quân 22,2%/năm. + Giai đoạn 1996 - 2000: mức tiêu thụ tăng bình quân 15,5%/năm. + Giai đoạn 2001 - 2005: dự kiến tiêu thụ tăng bình quân 15,5%/năm.

Công nghiệp xi măng có vai trò và vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân:

+ Là một trong những ngành có tỷ trọng đóng góp cho nguồn thu ngân sách Nhà n−ớc cao (khoảng 4 - 5 triệu USD cho một triệu tấn sản phẩm). Theo số liệu thống kê trong nhiều năm, đóng góp GDP của Ngành Công nghiệp Xi măng chiếm khoảng 10 - 12% GDP của toàn ngành công nghiệp cả n−ớc.

+ Công nghiệp xi măng phát triển đã thu hút đ−ợc một lực l−ợng lớn lao động của xã hội. Đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã tr−ởng thành, có kinh nghiệm vận hành dây chuyền nhà máy không phải thuê chuyên gia n−ớc ngoài.

+ Công nghiệp xi măng phát triển đã thúc đẩy và tạo đà cho nhiều ngành công nghiệp và ngành nghề khác cùng phát triển nh−: năng l−ợng, giao thông vận tải, cơ khí chế tạo xây lắp, chế tạo vật liệu (chịu lửa, bảo ôn, bao bì), hoạt động t− vấn, thiết kế, nghiên cứu khoa học công nghệ, khảo sát thăm dò nguyên liệu...

+ Hình thành các nhà máy xi măng cũng đồng thời tạo nên các khu dân c− tập trung là tiền đề cho việc hình thành các khu đô thị mới nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, điều đó cũng góp phần vào việc đổi mới bộ mặt, đời sống nhân dân ở các vùng ch−a có cơ hội phát triển.

+ Tổng Công ty Xi măng Việt Nam hiện nay và Tập đoàn Công nghiệp Xi măng khi đ−ợc thành lập đ−ợc Nhà n−ớc giao thực hiện nghĩa vụ đảm bảo cân đối và đáp ứng nhu cầu xi măng trên thị tr−ờng trong n−ớc, giữ bình ổn thị tr−ờng và vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân, tích cực chuẩn bị cho hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

II.2.3. Mô hình tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam

Tên gọi: Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Viet nam national cement group (Vinacem)

Trụ sở chính đặt tại: Thành phố Hà Nội.

Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam là TĐKT Nhà n−ớc, hoạt động trong phạm vi cả n−ớc và n−ớc ngoài; đa sở hữu, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: sản xuất kinh doanh xi măng, cơ khí, xây lắp, sản xuất sản phẩm VLXD, kinh doanh dịch vụ, cung ứng vật t− thiết bị, xuất nhập khẩu, t− vấn đầu t−, nghiên cứu KHCN, đào tạo và tài chính. Tr−ớc mắt ngành sản xuất kinh doanh xi măng đóng vai trò chủ lực.

Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam do Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở nòng cốt là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và sự tự nguyện tham gia của một số doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng. Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam chịu sự quản lý Nhà n−ớc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung −ơng;

Tập đoàn đ−ợc giao thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà n−ớc toàn bộ vốn, tài sản ở các đơn vị thành viên; một phần vốn ở các CTCP, công ty liên doanh...

Vốn điều lệ của Tập đoàn là toàn bộ vốn của chủ sở hữu Nhà n−ớc tại thời điểm thành lập, bao gồm:

- Vốn ngân sách Nhà n−ớc và vốn tự tích luỹ ở văn phòng Tổng công ty xi măng Việt Nam.

- Vốn ngân sách Nhà n−ớc (đã giao cho các đơn vị thành viên quản lý) và vốn tự tích luỹ ở các DN thành viên hạch toán độc lập và các đơn vị sự nghiệp. - Vốn ngân sách Nhà n−ớc và vốn tự tích lũy của các đơn vị tự nguyện gia nhập Tập đoàn.

- Vốn điều lệ của các công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn là đại diện chủ sở hữu.

- Vốn của Tập đoàn hoặc đã giao các DN thành viên quản lý ở các CTCP, công ty liên doanh với các đối tác đầu t− trong n−ớc và n−ớc ngoài.

1. Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam có vai trò là Công ty mẹ

Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam hoạt động theo mô hình "Tập đoàn đầu t− vốn vào các DN thành viên", là một hệ thống tổ chức gồm nhiều pháp nhân, hạch toán độc lập đ−ợc liên kết thông qua mối quan hệ bền chặt, rõ ràng về vốn và lợi ích kinh tế, thông qua sự chi phối theo tỷ lệ vốn và tài sản của Tập đoàn đầu t− vào các DN thành viên. Tập đoàn giữ vai trò trọng tâm chỉ đạo, điều tiết sự hoạt động và phát triển chung đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin, KHKT và quản lý đào tạo v.v… cho các công ty thành viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức bộ máy của Tập đoàn Công nghiệp Xi măng có thể thực hiện theo 3 ph−ơng án sau:

- Ph−ơng án 1:

+ Tập đoàn là pháp nhân gồm: Bộ máy quản lý điều hành, các chi nhánh, văn phòng đại diện trong n−ớc và n−ớc ngoài.

+ Các DN thành viên là các pháp nhân, hạch toán độc lập.

- Ph−ơng án 2:

+ Tập đoàn là pháp nhân gồm: Bộ máy quản lý điều hành của Tập đoàn và các DN thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp phục vụ chung cho hoạt động của Tập đoàn (hoạt động có thu), các chi nhánh, văn phòng đại diện trong n−ớc và n−ớc ngoài.

+ Các doanh nghiệp thành viên khác là các pháp nhân, hạch toán độc lập.

- Ph−ơng án 3: Tập đoàn là một pháp nhân nh− ph−ơng án 2, nh−ng còn là nòng cốt chi phối các thị tr−ờng chính về số l−ợng và giá cả.

Trong đó:

+ Pháp nhân Tập đoàn bao gồm: Bộ máy quản lý điều hành; các DN thành viên hạch toán phụ thuộc (Công ty Xuất nhập khẩu xi măng, Công ty t− vấn đầu t− phát triển xi măng), đơn vị sự nghiệp phục vụ chung cho hoạt động của Tập đoàn (hoạt động có thu - Trung tâm đào tạo xi măng, Tr−ờng Công nhân kỹ thuật xi măng); một vài DN thành viên sản xuất xi măng (Công ty Xi măng Hoàng Thạch) có công nghiệp hiện đại, sản l−ợng cao, sản phẩm có uy tín trên thị tr−ờng do tập đoàn nắm giữ 100 % vốn điều lệ và toàn bộ lợi nhuận để lại theo luật định.

+ Các DN thành viên còn lại là các pháp nhân, hạch toán độc lập.

Từ thực tế hoạt động của một số tập đoàn kinh tế trên thế giới, phù hợp với quan điểm chỉ đạo chung và quan điểm của các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế của Việt Nam, phù hợp với đề án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp đã đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 04/3/2003, tổ chức bộ máy Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã đ−ợc kiến nghị tổ chức theo Ph−ơng án 3.

2. Các DN thành viên - Công ty con

Các doanh nghiệp thành viên là các DN do tập đoàn đầu t− vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần chi phối. DN thành viên có t− cách pháp nhân, có tài sản, tên gọi, con dấu và là pháp nhân hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Các DN thành viên đ−ợc tổ chức và hoạt động theo loại hình pháp lý mà DN đăng ký kinh doanh, phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn, bao gồm:

- DNNN do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ đ−ợc hoạt động theo Luật DNNN, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của DN, phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn.

- Công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn là chủ sở hữu và giữ quyền chi phối theo Luật DN.

- CTCP, công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên do Tập đoàn giữ cổ phần hoặc góp vốn chi phối, giữ quyền chi phối theo Luật DN và các qui định khác của pháp luật.

- Công ty liên doanh với các đối tác đầu t− n−ớc ngoài do Tập đoàn giữ vốn góp chi phối và giữ quyền chi phối theo Luật đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam và các qui định khác của pháp luật.

- Đơn vị sự nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI "Hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế đa ngành, Đa lĩnh vực ở việt nam " doc (Trang 30 - 34)