Sự phân li không bình thường của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình giảm phân I và kì sau của giảm phân II.

Một phần của tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 phần cơ chế di truyền và biến dị.có các đề thi HSG (Trang 30 - 31)

II. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

b.Sự phân li không bình thường của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình giảm phân I và kì sau của giảm phân II.

a. Hậu quả đối với tế bào:

- Thoi phân bào không hình thành ở lần giảm phân I: Giảm phân I không xảy ra => quả giảm phân I tạo 1 tế bào 2n ở trạng thái kép.

=> Quá trình giảm phân II xảy ra bình thường => tạo 2 giao tử 2n

- Thoi phân bào không xảy ra ở nguyên phân => quá trình phân li nhiễm sắc thể không xảy ra => kết thúc phân bào NST tháo xoán tách nhau tạo nên 1 tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n.

b. - Kì sau giảm phần I có một cặp NST phân li không bình thường:

Tại hai cực của tế bào mẹ tạo nên 2 tế bào: một tế bào (n +1) kép và một tế bào (n -1) kép => kì sau giảm phân II xảy ra bình thường tạo nên hai loại giao tử (n -1) và (n + 1).

- Kì sau của giảm phân II xảy ra sự phân li không bình thường của một cặp nhiễm sắc thể: kết thúc giảm phân I tạo 2 tế bào n kép. Sau giảm phân II tạo 4 loại giao tử, trong đó 2 giao tử bình thường n và một giao tử ( n – 1) và một giao tử (n + 1).

b. - Ở một cơ thể đa bội, bộ NST lớn hơn 2n như 3n, 4n, 5n, 6n... chỉ cần 1n NST chứa bộ gen thể hiện đầy đủ các chức năng thiết yếu cho cơ thể đó.

- Những gen ở những n nhiễm sắc thể còn lại có thể phân hoá trong quá trình tích luỹ các đột biến gen; những đột biến này có thể được duy trì nếu như cơ thể mang các đột biến sống sót và sinh sản được.

- Các bản sao của mỗi lôcut càng nhiều trên thể đa bội thì cơ hội xuất hiện và tích lũy các đột biến của lôcút càng lớn.

- Các đột gen có thể tiến hoá với những chức năng mới như có thể dẫn đến một loại protein làm thay đổi kiểu hình của sinh vật. Kết quả của sự tích luỹ các đột biến này có thể dẫn đến sự hình thành loài mới, giống như biểu hiện thường thấy ở thực vật .

Câu 2: Các nhà khoa học nhận thấy các đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể khác nhau ở người thường gây chết ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong quá trình phát triển của các thể bị đột biến. Giải thích tại sao?

HD:

- Đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể thường sẽ hay gây chết hơn và chết sớm hơn so với đột biến ba nhiễm ở nhiễm sắc thể giới tính. Thừa nhiễm sắc thể htường dẫn đến mất cân bằng gen và gây chết, còn thừa nhiễm sắc thể giới tính, chẳng hạn nhiễm sắc thể X, thì nhiễm sắc thể dư thừa sẽ bị bất hoạt nên ít gây chết hơn. Nếu thừa nhiễm sắc thể Y thì ít ảnh hưởng vì nhiễm sắc thể Y ngoài gen quy định nam tính nó chứa rất ít gen.

- Hiệu quả gây chết của đột biến ba nhiễm đối với các nhiễm sắc thể thường còn phụ thuộc vào kích thước nhiễm sắc thể và loại gen trên chúng. Nhìn chung, nhiễm sắc thể càng lớn thì càng chứa nhiều gen nên sự dư thừa của chúng càng dễ làm mất cân bằng gen dẫn đến dễ gây chết hơn.

Câu 3:

Một phần của tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 phần cơ chế di truyền và biến dị.có các đề thi HSG (Trang 30 - 31)