o Rất dễ dàng
2.3/ Phân tích hiệu quả quản trị nhân lực tại Công ty thông qua các chỉ
tiêu hiệu quả
Bảng 2.16: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2009 Năm 2010 Chênh lệch (+/-) (%) 1 Tổng sản lượng Tấn 6.906 5.685 -1.041 -15,07 2 Doanh thu thuần Triệu 122.815 135.118 12.303 10,01 3 Lợi nhuận sau thuế Triệu 1.152 956,12 -195,88 -17,06
4 Số lượng lao động Người 238 213 -25 -10.5
5 NSLĐ bình quân (1/4) Tấn/Người 29,02 27,53 -1,48 -5,1 6 Hiệu suất sử dụng lao
động (2/4) Triệu/Người 516,03 634,35 118,32 22,9 7 Hiệu quả sử dụng lao
động (3/4) Triệu/Người 4,84 4,48 -0,35 -7,26 8 Mức đảm nhiệm lao
động (4/2) Người/Triệu 0,0019 0,0016 -0,0003 -18,65 9 Lương bình
quân/tháng Triệu 3,905 4,35 0,445 11,39
Qua bảng trên ta nhận thấy:
- Tổng sản lượng năm 2009 là 6.906 tấn so với năm 2010 giảm đi 1.041 tấn tương ứng với tỷ lệ giảm 15,07%. Tổng sản lượng giảm kéo theo năng suất lao động bình quân giảm. Năm 2009 năng suất lao động bình quân là 29,02 tấn/người đến năm 2010 năng suất lao động bình quân là 27,53 tấn/người giảm 1,48 tấn/người tương ứng với tỷ lệ giảm 5,1%.
- Hiệu suất sử dụng lao động năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 118,32 triệu/người tương ứng với tỷ lệ tăng 22,9%.
- Tuy nhiên hiệu quả sử dụng lao động lại giảm, năm 2010 hiệu quả sử dụng lao động giảm đi 0,35 triệu/người so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ giảm 7,26%.
- Mức đảm nhiệm lao động cho thấy để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu lao động tham gia. Năm 2009 mức đảm nhiệm lao động là 0,0019.10-6
người/đồng đến năm 2010 là 0,0016.10-6
người/đồng giảm so với năm 2009 là 0,0003.10-6 người/đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 18,65.
Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ đãi ngộ (đặc biệt là với lao động trực tiếp) chưa hợp lý, trình độ tay nghề của người lao động chưa được nâng cao. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần quan tâm hơn đến chế độ đãi ngộ cũng như là đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.