Trước khi tiến hành tổng quát hóa 7 lớp đối tượng, phải cắt CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:10.000 theo phạm vi khung mảnh tỷ lệ 1:25.000. Dữ liệu đầu vào là geodatatbase 10k_goc.gdb.
48
B1: Trên thanh công cụ ArcMap, chọn Editor\Star Editing tiến hành cắt CSDL tỷ lệ 1:10.000 theo phạm vi mảnh. Mảnh CSDL tỷ lệ 1:25:000 có phiên hiệu 5753_1_DN kết thúc lệnh bằng việc bấm chuột trái và chọn Finish Sketch.
Hình 3.3. Cắt CSDL tỷ lệ 1:10.000 theo phạm vi mảnh
B2: Sử dụng lệnh Clip (Analysis) để chuyển các Feature class từ CSDL tỷ lệ 1:10.000 sang geodatabase 5753_1_DN.gdb được thiết kế sẵn chứa các Feature dataset.
*Tổng quát hóa hình học
Yêu cầu kĩ thuật tổng quát hóa của các đối tượng cụ thể như sau: *Địa hình
1- Đường bình độ
Những đối tượng có độ cao H chia hết cho 10=> thể hiện loại khoảng cao đều 10m, loại đường bình độ là cơ bản.
Những đối tượng có độ cao H chia hết cho 5 (loại trừ những đối tượng chia hết cho 10) => thể hiện loại khoảng cao đều 5m, loại đường bình độ là nửa khoảng.
49
2- Điểm độ cao
Tổng quát hóa theo mật độ điểm độ cao: khu vực đồi núi cao là 10 – 15 điểm/1dm2
.
Ưu tiên chọn các điểm độ cao tại các vị trí đặc trưng địa hình như: đỉnh núi, yên ngựa, ngã ba đường giao thông, sông suối.
3- Địa hình đặc biệt (Địa hình bậc thang )
Đối tượng có DT>=62.500m2
thì thể hiện dạng vùng. Đối tượng có DT<62.500m2
thì loại bỏ.
Hình 3.4. Lớp địa hình sau khi tổng quát hóa
*Thủy hệ
1- Đập
- Đập (dạng đường):
Loại bỏ các đập tương ứng với mặt nước tĩnh, sông suối bị loại bỏ. Chuyển đập dạng vùng về dạng đường khi có chiều rộng < 12,5m. Copy các đối tượng mới tạo vào lớp DapL.
Chuyển đập dạng vùng về dạng điểm khi đập nằm trên Sông suối dạng vùng được tổng quát hóa về Sông suối dạng đường.
50
2- Bãi bồi (dạng vùng):
Gộp các bãi bồi có diện tích < 2500m2
và khoảng cách giữa các bãi bồi < 7,5m thành một đối tượng. Nếu sau khi gộp mà diện tích vẫn < 2500m2
thì loại bỏ.
Gộp các bãi bồi có diện tích < 2500m2
vào bãi bồi có diện tích > 2500m2 (khi khoảng cách < 7,5m).
Mở rộng các bãi bồi có diện tích > 2500m2
khi khoảng cách < 7,5m vào sát nhau thành 02 đối tượng liền kề (chung biên).
3- Sông suối
- Sông suối (dạng vùng):
Giữ nguyên các đối tượng có chiều dài > 373m, chiều rộng > 12,5m. Giữ nguyên các đối tượng (chiều dài < 375m, chiều rộng > 12,5m) nhưng có đường biên giới, địa giới đi qua hoặc tham gia làm liên thông mạng lưới thủy hệ.
- Sông suối (dạng đường):
Giữ nguyên các đối tượng có chiều dài > 375m và các đối tượng có chiều dài < 375m nhưng có đường biên giới, địa giới đi qua hoặc tham gia làm liên thông mạng lưới thủy hệ.
Lược bỏ bớt các sông suối thứ yếu khi mật độ của hệ thống sông suối dày đặc.
4- Mặt nước yên tĩnh
Gộp các đối tượng mặt nước yên tĩnh có diện tích < 1250m2
và khoảng cách giữa các đối tượng < 7,5m thành một đối tượng. Nếu sau khi gộp mà diện tích vẫn < 1250m2
thì loại bỏ.
Gộp các đối tượng mặt nước yên tĩnh có diện tích < 1250m2
vào đối tượng có diện tích > 1250m2
(khi khoảng cách < 7,5m). Nếu diện tích < 1250m2
51
Mở rộng các đối tượng mặt nước tĩnh có diện tích > 1250m2 khi khoảng cách < 7,5m thành 02 đối tượng liền kề có chung biên.
5- Đường bờ nước, đường mép nước, ranh giới nước mặt quy ước:
Xóa các đường bờ nước, đường mép nước của các đối tượng trong các lớp đối tượng: Bãi bồi, sông suối, kênh mương, mặt tĩnh đã bị loại bỏ, bị gộp hoặc bị biến đổi về không gian (A->L, A->P). Bỏ đường mép nước khi khoảng cách giữa đường bờ nước và đường mép nước nhỏ hơn 7,5m (3mm theo tỷ lệ bản đồ).
Ranh giới nước mặt quy ước được tạo mới sau khi hoàn thiện các đối tượng dòng chảy dạng vùng.
Hình 3.5. Lớp Thủy hệ sau khi tổng quát hóa
*Giao thông
1- Đoạn tim đường bộ; Đường nội bộ:
Đường trục chính, đường cao tốc, đường phố chính: Giữ nguyên. Các đường còn lại thì được tổng hợp lấy bỏ theo các tiêu chí sau: + Loại bỏ những đoạn đường có đỉnh treo, chiều dài < 375m. + Giữ lại tất cả các đối tượng trùng với biên giới hoặc địa giới.
52
+ Đảm bảo đặc trưng và mật độ các đối tượng giao thông theo quy định của nội dung của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000.
2- Cầu giao thông:
- Cầu giao thông (dạng đường):
Loại bỏ các đối tượng tương ứng với Đoạn tim đường bộ và Đoạn đường sắt bị loại bỏ.
Chuyển Cầu giao thông dạng đường thành dạng điểm nếu chiều dài < 30m, chiều rộng < 12,5m và đi qua sông suối L. Cầu dạng điểm tạo ra phải trùng với điểm giao giữa Đoạn tim đường bộ hoặc Đoạn đường sắt và sông suối L. Copy cầu dạng điểm mới tạo thành vào lớp CauGiaoThongP.
Nếu chiều dài < 30m, chiều rộng < 12,5m, nhưng đi qua sống suối A thì vẫn giữ nguyên dạng đường.
- Cầu giao thông (dạng điểm):
Loại bỏ các đối tượng tương ứng với Đoạn tim đường bộ và Đoạn đường sắt bị loại bỏ và theo mức độ dung nạp của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000.
3- Cống giao thông (dạng điểm):
Loại bỏ các cống giao thông tương ứng với Đoạn tim đường bộ và các đối tượng thủy hệ đã bị loại bỏ và theo mức độ dung nạp của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000.
4- Đoạn vượt sông suối
- Đoạn vượt sông suối (dạng đường):
Loại bỏ các đối tượng tương ứng với Đoạn tim đường bộ, Đoạn đường sắt và Sông suối A, L bị loại bỏ.
Chuyển Đoạn vượt sông suối dạng đường thành dạng điểm nếu đối tượng giao với sông suối L sau tổng quát hóa. Đoạn vượt sông suối dạng điểm mới tạo ra phải nằm tại điểm giao nhau giữa Đoạn tim đường bộ hoặc Đoàn
53
đường sắt và Sông suối L. Copy Đoạn vượt sông suối dạng điểm mới tạo thành vào lớp DoanVuotSongSuoiP.
- Đoạn vượt sông suối (dạng điểm):
Loại bỏ các đối tượng tương ứng với Đoạn tim đường bộ, Đoạn đường sắt và Sông suối A, L bị loại bỏ và theo mức độ dung nạp của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000.
5- Taluy giao thông
Loại bỏ các đối tượng tương ứng với Đoạn tim đường bộ và Đoạn đường sắt bị loại bỏ.
Loại bỏ các đối tượng có tỷ cao, tỷ sâu < 2m hoặc chiều dài < 250m đứng độc lập (không tham gia liên thông tuyến latuy).
6- Nút đường bộ:
- Nút đường bộ được tạo mới tự động sau khi tổng quát hóa, cập nhật từ ảnh vệ tinh và hoàn thiện chuẩn hóa dữ liệu.
- Nút đường bộ được tạo ra tại điểm đầu, điểm cuối và điểm giao nhau của đoạn đường bộ, điểm giao nhau với cầu, cống, hầm, đèo…
54
* Dân cư cơ sở hạ tầng
1- Nhà
- Nhà:
Gộp các nhà độc lập có diện tích > 750m2
và khoảng cách giữa hai nhà liền kề 7,5m và để thành nhà chung tường.
Giữ nguyên nhà độc lập dạng vùng nếu diện tích > 750m2
và khoảng cách giữa hai nhà liền kề > 7,5m.
Chuyển nhà độc lập dạng vùng thành nhà độc lập dạng điểm nếu diện tích < 750m2 và khoảng cách giữa hai nhà liền kề > 7,5m.
Lưu ý: Đối với nhà có diện tích từ 700m2
đến 750m2 nằm trong khu chức năng khi trình bày bản đồ không có ký hiệu tượng trưng chỉ ghi chú như: Nhà văn hóa, rạp chiếu phim, … thì vẫn ưu tiên giữ lại nhà dạng vùng.
2- Khu chức năng
- Khu chức năng (dạng vùng):
Khu chức năng dạng vùng là: Công viên, ruộng muối, khu nuôi trồng thủy sản có diện tích < 2500m2
thì loại bỏ. Các khu chức năng khác, chuyển khu chức năng dạng vùng có diện tích < 2500m2
thành dạng điểm. Copy khu chức năng dạng điểm mới tạo thành sang lớp KhuChucNangP.
Chuyển khu chức năng dạng vùng có diện tích < 2500m2
thành dạng điểm. Copy khu chứng năng dạng điểm mới tạo thành sang lớp
KhuChucNangP.
- Khu chức năng (dạng điểm):
Lựa chọn lấy bỏ mật độ của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000.
3- Đường dây tải điện
Loại bỏ đường dây tải điện có điện áp < 35KV.
Lược bớt cột điện trên đường dây tải điện bằng cách lược bỏ bớt các vertex (mỗi vertex tượng trưng cho một cột điện) theo quy định nội dung của tỷ lệ 1:25.000.
55
Chuẩn hóa không gian của Đường dây tải điện: không chồng đè, không tự giao cắt.
4- Trạm điện
- Trạm điện (dạng vùng):
Loại bỏ các trạm điện tương ứng với Đường đây tải điện dạng vùng có diện tích < 2500m2
về dạng điểm. Copy các trạm điện dạng điểm mới tạo ra vào lớp TramDiemP.
- Trạm điện (dạng điểm):
Xóa bỏ các trạm điện tương ứng với đường dây tải điện bị loại bỏ và theo mức độ dung nạp của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000.
5- Tháp nước (dạng điểm)
Lựa chọn lấy bỏ mật độ của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000.
6- Trạm thu phát sóng (dạng điểm)
Lựa chọn lấy bỏ mật độ của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000.
7- Điểm dân cư
Lựa chọn lấy bỏ theo mức độ dung nạp của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000.
56
*Phủ bề mặt:
1- Phủ bề mặt
Phủ bề mặt được tổng quát hóa theo kết quả tổng quát hóa của các chủ đề Giao thông, Thủy hệ, Dân cư cơ sở hạ tầng, Địa hình (Địa hình đặc biệt).
Gộp vùng nhỏ vào các vùng liền kề có diện tích lớn hơn: bao gồm các vùng bị chuyển thành các dạng điểm của các lớp đối tượng thuộc các chủ để khác nhau (Giao thông, Thủy hệ, Dân cư cơ sở hạ tầng) mà trùng với vùng của Phủ bề mặt và các vùng của lớp Phủ bề mặt có diện tích < 9375m2
.
Khi đối tượng Phủ bề mặt có diện tích đảm bảo tiêu chí thu nhận nhưng bề rộng có dạng trải dài và < 12,5m thì cũng cần phải gộp vào diện tích của các vùng xung quanh.
2- Ranh giới phủ bề mặt
Ranh giới phủ bề mặt được tạo ra từ Phủ bề mặt đã được tổng quát hóa và cập nhật theo ảnh vệ tinh.
Kiểm tra ranh giới phủ bề mặt với các đối tượng liên quan: sông suối, kênh mương, đoạn tim đường bộ, địa giới hành chính, ranh giới khu chức năng… Các ranh giới này được gán loại ranh giới là: Khác.
Ranh giới Phủ bề mặt không trùng với các đối tượng trên được gán là loại ranh giới thực vật.
*Cơ sở đo đạc:
Không tiến hành tổng quát hóa chủ đề này và giữ nguyên toàn bộ khi chuyển lên CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:25.000.
57
Hình 3.8. Lớp Cơ sở đo đạc sau khi tổng quát hóa
*Biên giới, địa giới: Thu nhận toàn bộ các đối tượng.
Hình 3.9. Lớp Cơ sở đo đạc sau khi tổng quát hóa
Sau khi tổng quát hóa hình học các đối tượng có trong CSDL, tiến hành tạo lập quy tắc topology cho các đối tượng để đảm bảo các đối tượng đó không bị chồng đè, phải được bắt dính với nhau…
58
lý trong GIS, các lớp đối tượng có quan hệ ràng buộc với nhau thống nhất về mối quan hệ hình học. Do đó mà chúng phải tuân theo một quy tắc nhất định là quy tắc topology.
Quan hệ Topology như sau: Must Not Overlap
Một vùng không được chồng đè lên một vùng khác trong cùng một Layer.
Một đường không được chồng đè lên một đường khác trong cùng một Layer.
Must Not Self-Overlap
Một đường không được cắt hoặc chồng đè lên chính nó.
Must Not Overlap With
Một vùng của Layer không được chồng đè lên một vùng của Layer khác
Point must be covered by line
Một điểm của một Layer phải nằm trên một đường của Layer khác
59
Must be covered by boundary of
Một đường của Layer này phải trùng khớp với biên giới của một vùng của một Layer khác.
Must be covered by feature class of
Đường của một Layer này phải trùng với một đường của Layer khác
Must be covered by feature class of
Vùng của một Layer này phải trùng với một vùng của Layer khác
Bảng 3-1. Bảng quan hệ Topology
*Tổng quát hóa thuộc tính:
Xóa bỏ các thuộc tính có trong CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:10.000 nhưng không có trong CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:25.000.
Thay đổi thuộc tính của đối tượng trong CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:10.000 theo quy định trong CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:25.000. Ví dụ: Trong CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:10.000: trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường dân tộc nội trú được thể hiện có thuộc tính riêng, nhưng sang CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:25.000 được gộp chung thành cơ sở đào tạo khối phổ thông.
Chỉnh sửa thuộc tính của đối tượng (Ví dụ: Khi cầu giao thông chuyển về dạng điểm thì loại kết cấu “đoạn qua cầu” trong đoạn tim đường bộ chuyển thành “đoạn có kết cấu khác” v.v…).
60
3.3.2.Đo vẽ, cập nhật đối tượng trên ảnh vệ tinh
+ Cập nhật và nhập thông tin thuộc tính đối tượng địa lý mới xuất hiện. + Loại bỏ đối tượng không còn tồn tại
+ Chỉnh lý hình học các đối tượng địa lý có hình dáng sai lệch so với nền ảnh từ 0,5mm trở lên (tính theo tỷ lệ bản đồ) và xử lý quan hệ topology với các đối tượng liên quan.
+ Nếu địa vật hình tuyến trong CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:10.000 sai lệch hệ thống so với bình đồ ảnh vệ tinh thì phải kiểm tra lại độ chính xác nắn ảnh của bình đồ ảnh vệ tinh và độ chính xác của CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:10.000 bằng các điểm kiểm tra; nếu bình đồ ảnh vệ tinh không đảm bảo độ chính xác thì phải tiến hành nắn lại và chỉnh lý các đối tượng địa lý hình tuyến theo bình đồ ảnh vệ tinh.
Sử dụng ArcMap để cập nhật các đối tượng trên ảnh vệ tinh mới xuất hiện. Chọn thanh công cụ Editor\Satr Editing, chọn layer lớp cần cập nhật, dùng nút Straigh Segment để bắt đầu quá trình đo vẽ.
61
Khi đo vẽ xong chọn nút Attribute trên thanh Editor để nhập thông tin thuộc tính cho đối tượng.