Bánh răng trụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy gọt dừa tươi (Trang 50 - 59)

Do bộ truyền chịu tải trọng nhỏ nên có thể dùng thép tôi cải thiện, thép tôi thƣờng hóa hoặc thép đúc để chế tạo bánh răng.

Cặp bánh răng trụ có bánh răng lớn Ø159 mm, bánh nhỏ Ø35 mm, bề dày bánh răng 30 mm.

Chọn bánh răng có sẵn, có thể mua ngoài thị trƣờng để ít tốn thời gian và chi phí gia công.

3.2.2 Bánh răng nón

Chọn thép C45, C50 để chế tạo bánh răng nón.

Cặp bánh răng nón có bánh lớn Ø90 mm, bánh nhỏ Ø30 mm, chiều dài răng 42mm.

Chọn bánh răng có sẵn, có thể mua ngoài thị trƣờng để ít tốn thời gian và chi phí gia công.

Hình 3.3.Bánh răng nón

3.3 Chế tạo trục

3.3.1 Trục I

Chiều dài của trục: 300mm. Đƣờng kính lắp ổ bi: 32mm.

Đƣờng kính của trục ở nơi lắp bánh răng: 30mm. Cách chế tạo:

Sử dụng thép CT3 có đƣờng kính Ø35mm. Tiện bậc Ø32mm để lắp ổ bi.

Tiện bậc Ø30mm để lắp bánh răng.

3.3.2 Trục II

Các thông số liên quan đến trục II: Chiều dài trục: 870mm.

Đƣờng kính lắp ổ bi: 32mm.

Đƣờng kính của trục ở nơi lắp bánh răng: 30mm. Đƣờng kính trục ở nơi lắp bộ phận định vị: 12mm. Cách chế tạo: Sử dụng thép CT3 có đƣờng kính Ø35mm. Tiện bậc Ø32mm để lắp ổ bi. Tiện bậc Ø30mm để lắp bánh răng. Tiện bậc Ø12mm để lắp bộ phận định vị. 3.4 Chế tạo bộ phận định vị Bộ phận định vị gồm một đĩa bằng thép CT3 có đƣờng kính 150 mm, bề dày 10mm. Trên đĩa có ba chốt đƣợc làm bằng inox có chiều dài 20 mm, đƣờng kính 10mm, ba chốt đƣợc mài nhọn ở một đầu của chốt để cắm vào trái dừa.

Phía trên có một chốt bằng inox có chiều dài 300mm, đƣờng kính 8mm, đƣợc đặt trong một ống inox khác có đƣờng kính lỗ trong 10mm. Chốt định vị này có thể di chuyển lên xuống để đặt đƣợc trái dừa vào dễ dàng.

Hình 3.4. Bộ phận định vị phía dƣới.

3.5 Lắp ráp trục với bánh răng

3.5.1 Lắp trục I với bánh răng

Các bƣớc lắp ráp trục I với bánh răng:

Bƣớc 1: Lắp gối đỡ trục thứ nhất vào trục I, dùng then để cố định gối đỡ. Bƣớc 2: Lắp đầu trục Ø30 với bánh răng trụ có lỗ tâm Ø30, dùng then để cố định bánh răng lại.

Khoan một lỗ Ø8 trên đầu trục, dùng chốt cài lại để bánh răng không trƣợt ra ngoài.

Bƣớc 3: Lắp đầu trục Ø30 với bánh răng nón có lỗ tâm Ø30, dùng then để cố định bánh răng lại.

Khoan một lỗ Ø8 trên đầu trục, dùng chốt cài lại để bánh răng không trƣợt ra ngoài.

3.5.2 Lắp trục II với bánh răng và bộ phận định vị

Các bƣớc lắp ráp trục II:

Bƣớc 1: Lắp gối đỡ trục thứ nhất vào trục II, dùng then để cố định gối đỡ. Bƣớc 2: Lắp đầu trục Ø20 với bánh răng nón nhỏ có lỗ tâm Ø20, dùng then để cố định bánh răng lại.

Khoan một lỗ Ø8 trên đầu trục, dùng chốt cài lại để bánh răng không trƣợt ra ngoài.

Bƣớc 3: Lắp bộ phận định vị vào đầu trục còn lại của trục II, dùng mối hàn để cố định bộ phận định vị và trục.

Bƣớc 4: Lắp gối đỡ trục còn lại vào trục II, dùng then để cố định gối đỡ.

3.6 Chế tạo bộ phận cắt

3.6.1 Bộ phận cắt xung quanh

Để di chuyển dao khi cắt xung quanh trái dừa thì ta sử dụng cơ cấu trục vít để di chuyển dao.

Khi quay tay quay thì trục vít sẽ quay theo làm cho bộ phận lắp dao di chuyển dọc theo chiều của trục vít, dao sẽ đƣợc di chuyển vào trái dừa để cắt phần vỏ xung quanh của trái dừa.

Hình 3.8. Bộ phận xung quanh trái dừa

3- Trục vít.

4- Thanh trƣợt

Hình 3.9. Lƣỡi dao dùng để cắt xung quanh trái dừa.

3.6.2 Bộ phận cắt phía trên

Để di chuyển dao khi cắt phần ở trên trái dừa thì ta cũng sử dụng cơ cấu trục vít trục vít để di chuyển dao.

Khi quay tay quay thì trục vít sẽ quay theo làm cho bộ phận lắp dao di chuyển dọc theo chiều của trục vít, dao sẽ đƣợc di chuyển vào trái dừa để cắt phần vỏ bên trên của trái dừa.

Hình 3.10. Bộ phận cắt phía trên của trái dừa.

1- Tay quay.

2- Lắp dao.

3- Trục vít.

4- Hai thanh trƣợt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy gọt dừa tươi (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)