Phát triển vì con ngườ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ ĐỂ PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Tư tưởng về phát triển vì con người đã trở thành quan niệm phổ biến trong thế giới đương đại. Dưới ngọn cờ của Tổ chức phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), bắt đầu từ năm 1990 đã cho xuất bản đều đặn hàng năm bản Báo cáo phát triển con người với ý tưởng trung tâm coi con người chính là mục tiêu của phát triển kinh tế với cách nhìn mở rộng hơn về nhiều mặt của đời sống xã hội.

“Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế... Với tư cách là mục tiêu chứ không phải là một phương tiện, bản thân phát triển con người nhằm làm giàu cho cuộc sống con người. Sự giàu có về vật chất – tạo ra một khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn – có thể góp phần vào điều này nhưng không hẳn đã là sự phát triển con người. Thực tế người ta thấy rằng không tồn tại mối liên hệ 1:1 giữa sự giàu có về vật chất (được tính bằng tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người) với sự giàu có về mặt tinh thần (được tính bằng chỉ số phát triển con người). Do vậy, quan điểm phát triển con người coi sản phẩm quốc gia như là chỉ tiêu đầu tiên của trình độ phát triển.

28

Mục tiêu của sự phát triển không phải là tạo thêm nhiều “vật phẩm”, hàng hoá và dịch vụ mà là làm tăng năng lực của con người để sống một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc....

Xét đến cùng, vấn đề cơ bản là khả năng của con người để có được tuổi thọ ngày càng cao (được đo bằng tuổi thọ kỳ vọng trung bình), có một sức khoẻ tốt (được đo bằng tỷ lệ tử vong), có đủ điều kiện học tập và hiểu biết tri thức (đo bằng tỷ lệ trẻ em đến trường và tỷ lệ biết đọc biết viết), có đủ thu nhập để mua lương thực, quần áo và nhà ở, và tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và của cộng đồng v.v...” (Phát triển con người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1999; tr. 48-49).

“Có thu nhập là một trong những lựa chọn mà dân chúng sẽ mong muốn có. Nó quan trọng thật, nhưng không phải là tất cả. Phát triển con người chứa đựng sự mở rộng thu nhập và của cải, nhưng nó cũng bao gồm cả nhiều yếu tố khác, được đánh giá hoặc có giá trị.

… Có những lợi ích phi vật chất thường được người nghèo đánh giá cao hơn là những cải thiện về vật chất. Một số trong đó mang những đặc trưng của các quyền, một số khác lại mang các đặc trưng của trạng thái tinh thần. Những lợi ích đó cụ thể là các điều kiện làm việc tốt và an toàn, quyền tự do lựa chọn việc làm và sinh kế, được bảo đảm trước sự khủng bố và bắt bớ tuỳ tiện, không bị áp bức, bạo lực và bóc lột, một cuộc sống gia đình thoả mãn, sự khẳng định các giá trị văn hoá và tôn giáo, thời gian nghỉ ngơi thoả đáng và việc sử dụng thời gian đó một cách thoả mãn, một sự cảm nhận về mục đích trong cuộc sống và lao động, cơ hội để hội nhập và tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội dân sự và ý thức thuộc về một cộng đồng”. (Báo cáo phát triển con người 1999. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2000; tr. 19).

Theo cách quan niệm này, rõ ràng là phát triển kinh tế chỉ có vai trò là một phương tiện để đạt tới mục tiêu phát triển con người, bao gồm các mặt: phúc lợi vật chất đầy đủ hơn, sức khoẻ tốt hơn, tuổi thọ cao hơn và được học hành để nâng cao trí tuệ và đời sống tinh thần.

Đi xa hơn nữa, phát triển con người còn được quan niệm là quá trình mở rộng các lựa chọn của con người, tức là quá trình nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội của sự lựa chọn của con người. “ Sự phát triển có thể được coi là một quá trình mở rộng các quyền tự do thực sự mà người dân được hưởng. Việc tập trung vào các quyền tự do của con người là tương phản với những quan điểm hạn hẹp hơn về sự phát triển, chẳng hạn như định nghĩa là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hoặc tăng thu nhập cá nhân, hoặc công nghiệp hoá, hoặc tiến bộ công nghệ, hoặc là hiện đại hoá xã hội. Tất nhiên, tăng trưởng GNP hoặc thu nhập cá nhân có thể có ý nghĩa hết sức quan trọng với vai trò là phương tiện để mở rộng các quyền tự do mà các thành viên của xã hội được hưởng.”

29

“Phát triển con người là quá trình mở rộng các lựa chọn của dân chúng – không chỉ là sự lựa chọn giữa những loại bột giặt, giữa các kênh truyền hình hoặc các kiểu dáng xe hơi khác nhau, mà là những lựa chọn được tạo ra bởi việc mở mang các năng lực và các hoạt động của con người – những gì mà dân chúng làm và có thể làm được trong cuộc sống của họ. Ở tất cả các cấp độ của phát triển, một vài năng lực rất thiết yếu đối với phát triển mà thiếu chúng nhiều lựa chọn trong cuộc sống sẽ không hiện hữu. Những năng lực này là việc được sống lâu và khoẻ mạnh, có tri thức và có quyền tiếp cận những nguồn lực cần thiết để có được một mức sống khá giả - và những năng lực này được phản ánh trong chỉ số phát triển con người. Nhưng có nhiều lựa chọn bổ sung khác được dân chúng đánh giá cao. Đó là quyền tự do về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá, một cảm nhận về cộng đồng, các cơ hội để trở nên sáng tạo và hiệu quả, cùng với sự tự tôn và các quyền con người. Tuy nhiên, phát triển con người còn rộng hơn cả việc đạt được những năng lực này; nó còn là quá trình theo đuổi chúng theo một cách bình đẳng, với sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và bền vững”. (Báo cáo phát triển con người 1999. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2000; tr. 18).

Trong điều kiện nạn đói nghèo còn tồn tại, tình trạng đói nghèo được giảm thiểu và những người vì bất kỳ lý do gì mà tạm thời bị cảnh ngộ đói nghèo sẽ không bị xã hội bỏ rơi còn là biểu hiện sự công bằng xã hội hay sự phát triển bền vững về mặt xã hội. Nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại Adam Smith đã từng nói: "Không có xã hội nào có thể chắc chắn hưng thịnh và có hạnh phúc khi phần lớn người dân phải sống trong cảnh nghèo đói và khổ cực" (Adam Smith, 1776) (Trích lại từ: Michael P.Todaro: Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998, tr.187.) Còn tổ chức Oxfarm thì cho rằng: "Nói thẳng ra, tình trạng nghèo khổ tràn lan không chỉ nói lên một nền kinh tế vô cùng kém hiệu lực mà còn là một sự vi phạm các quyền cơ bản". (Báo cáo của Oxfam International: Tăng trưởng với công bằng: Chương trình thảo luận về chủ đề xoá đói giảm nghèo tháng 9/1997, tr. 16.).

Báo cáo Phát triển con người năm 1996 của UNDP đã cảnh báo về các dạng thức tăng trưởng không vì con người như sau:

- Tăng trưởng không việc làm (Jobless growth-where): kinh tế tăng trưởng nhưng cơ hội việc làm không được mở rộng. Tronglục kinh tế tăng trưởng, tình trạng thất nghiệp vẫn lan tràn, hàng trăm triệu người vẫn có mức thu nhập rất thấp, nhất là ở các khu vực năng suất lao động thấp: nông nghiệp và dịch vụ phi chính thức.

- Tăng trưởng không lương tâm (Ruthless growth-where): thành quả của tăng trưởng kinh tế chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, trong lúc hàng triệu người nghèo vẫn phải vật lộn với đói khát. UNDP tính rằng, từ năm 1970 đến 1985, GNP toàn cầu tăng 40%, nhưng số lượng người nghèo cũng tăng 17%.

- Tăng trưởng không tiếng nói (Voiceless growth-where): tăng trưởng kinh tế không đi kèm với mở rộng dân chủ và các quyền của con người, bình đẳng giới và các khả năng tiếp cận với các nguồn lực và điều kiện phát triển.

30

- Tăng trưởng không gốc rễ (Rootless growth-which): tăng trưởng kinh tế không đảm bảo bảo duy trì và phát triển tính đa dạng và độc đáo của văn háa. Các nhà văn hóa ước tính trái đất có tới 10.000 dạng văn hóa khác nhau, nhưng nhiều nền văn hóa trong số đó đang có nguy cơ mai một, thậm chí bị văn minh công nghiệp quét bỏ.

- Tăng trưởng không tương lai (Futureless growth-where): tăng trưởng kinh tế ở hiện tại phung phí các nguồn lực, chẳng để lại gì cho các thế hệ tương lai. Đó là tình trạng ở một số nền kinh tế, tăng trưởng dựa vào khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, các dòng sông và nguồn nước, hủy hoại rừng và cảnh quan...

Những kiểu phát triển như vậy không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, mà còn không duy trì được tính bền vững trong phát triển. (Xem: UNDP: Human Development Report 1996. New York, Oxford University Press 1996)

Như vậy, từ các khía cạnh tự nhiên, xã hội và cơ chế nêu trên, có thể khái quát lại là: “Chiến lược phát triển bền vững... là sự hội tụ và thăng hoa của mọi tư tưởng tốt đẹp được lưu truyền hết đời nọ sang đời kia trong nhân thế. Chiến lược này, ngoài nguyên tắc chủ đạo về tính bền vững (sustainability), còn bao gồm 3 nguyên tắc về tính công bằng

(fairness), nó vừa đòi hỏi sự công bằng cho người thế hệ này, vừa đòi hỏi sự công bằng cho các thế hệ sau; tính hài hoà (harmony), một mặt là sự hài hoà giữa con người và giới tự nhiên, mặt khác là sự hài hoà (hoà mục) giữa người và người; tính cộng đồng

(common), nó nhấn mạnh tính chỉnh thể của địa cầu và tính phụ thuộc lẫn nhau của loài người, muốn thực hiện mục tiêu chung của sự phát triển bền vững, cần áp dụng hành động liên hợp chung toàn cầu”. (Shu Yongqing: Xã hội loài người đi về đâu? Hồi cố và bình luận về thế kỷ XX. Viện Thông tin khoa học xã hội, (Tài liệu phục vụ nghiên cứu), Số TN 2002 – 76 & 77. Hà nội 2002; tr. 6).

Tóm lại, phát triển bền vững là sự phát triển mang tính tổng hợp với mục tiêu rõ ràng là vì con người, không chỉ là sự mở rộng cơ hội lựa chọn cho thế hệ hôm nay mà còn không được làm tổn hại đến những cơ hội lựa chọn của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của phát triển được thể hiện cả ở khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là quá trình gia tăng phúc lợi cho các thế hệ con người bằng cách gia tăng tài sản, bao gồm tài sản vật chất, tài sản tài chính, tài sản con người, tài sản môi trường (nước sạch, không khí sạch, bãi cá, rừng cây, đất đai...) và tài sản xã hội (sự tin cậy lẫn nhau, khả năng liên kết, sự đảm bảo an ninh cho người và tài sản...).

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ ĐỂ PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)