Các bài thực hành:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo trì hệ thống điện tàu cá (Trang 26 - 27)

2.1. Bài thực hành số 4.3.1: Kiểm tra ắc quy

1/Chuẩn bị: a/ Dụng cụ:

Tuốc lơ vít, kìm, clê các loại... b/ Thiết bị, vật tư:

- Tỷ trọng kế: 01 cái

- Vôn kế(hoặc đồng hồ vạn năng): 01 cái - Động cơ điện một chiều: 01 cái

- Am pe kế: 01 cái 2/ Quy trình kiểm tra a/ Kiểm tra điện áp

Với loại ắc quy có cầu nối nổi thì dùng vôn kế để đo điện áp từng ngăn của ắc quy (sau khi đã nạp đầy và để nguội điện dịch). Điện áp của mỗi ngăn ắc quy theo quy định khi đầy từ 22,2V

b/ Kiểm tra dòng điện và thời gian phóng của ắc quy Dung lượng của ắc quy: QI.T (Ah)

- Đấu tải cho ắc quy(Động cơ điện một chiều) đúng cực tính, mắc ampe kế nối tiếp với phụ tải. Bấm giờ và theo dõi dòng điện phóng đến khi hết điện

- So sánh tích của dòng điện và thời gian phóng với dung lượng của ắc quy từ đó đánh giá tình trạng hiện tại của ắc quy. Chẳng hạn như ắc quy bị sun phát hoá, cần phải khử sun phát hoặc điện dịch không đạt yêu cầu.

c/ Kiểm tra điện dịch

Theo quy chuẩn điện dịch có tỷ trọng 1,21 g/cm3 ở t0= 15 0C

- Sau khi nạp đầy và để nguội điện dịch, hút một phần điện dịch ra ngoài, dùng tỷ trọng kế để kiểm tra tỷ trọng của ắc quy

- Nếu tỷ trọng điện dịch đạt khoảng 1,21 g/cm3 ở t0= 15 0C thì đạt yêu cầu - Nếu tỷ trọng nhỏ hơn 1,21 g/cm3 thì điện dịch có tỷ trọng thấp phải pha chế điều chỉnh tỷ trọng của điện dịch.

2.1. Bài thực hành số 4.3.2: Pha chế dung dịch H2SO4

1/Chuẩn bị: a/ Dụng cụ:

Dùng dụng cụ để pha chế là vật liệu không bị a xít ăn mòn như: Bình sứ, xô chậu thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ủng cao su, gang tay cao su, kính bảo hộ lao động, khẩu trang. b/ Thiết bị, vật tư: - Tỷ trọng kế: 01 cái - Axít H2SO4 đậm đặc 98% có tỷ trọng 1,35 g/cm3 - Nước cất - Giẻ lau - Mùn cưa 2/ Quy trình pha chế

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo trì hệ thống điện tàu cá (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)