Giao sản phẩm

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch nho (Trang 31)

- Chất các thùng nho đã đóng gói lên xe, nếu vận chuyển đi xa tốt nhất là sử dụng xe có thùng lạnh.

- Xếp thùng thành 6 – 7 lớp gọn gàng và tránh chất thùng quá cao.

- Vận chuyển đến nơi đặt hàng, tránh chạy quá nhanh và xốc nhiều sẽ dễ bị dập nho trong thùng.

- Thời gian vận chuyển tới nơi tiêu thụ càng ngắn càng tốt, không nên quá 3 ngày (trừ xe có thùng lạnh)

Hình 5.3.6. Xếp hàng lên xe và vận chuyển đến nơi tiêu thụ

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

Câu 1: Mục đích của việc phân loại chùm nho

A. Đảm bảo độ đồng đều về kích thước và khối lượng B. Đảm bảo về chất lượng

C. Bán với giá thành khác nhau D. Cả 3 phương án trên

Câu 2: Việc phân loại chùm nho trong thực tế bà con thường sử dụng chủ yếu

A. Bằng tay và bằng mắt B. Bằng máy phân loại C. Bằng cân

D. Cả 3 phương án trên

Câu 3: Những trái nho nào sau đây thường bị loại bỏ trong mỗi chùm nho

A. Trái thối, nứt B. Trái trầy xước C. Trái quá nhỏ

Câu 4: Việc xử lý chùm sau khi phân loại gồm những bước nào A. Cắt tỉa trái không đạt yêu cầu

B. Rửa chùm C. Để ráo

D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Khối lượng khuyến cáo mỗi thùng đựng nho sau khi đóng gói khoảng

A. 5kg B. 10kg C. 20kg D. 30kg

2. Bài tập thực hành:

2.1. Bài thực hành số 5.3.1: Phân loại và đóng gói chùm nho

- Mục tiêu: Biết cách phân loại và đóng gói trước khi giao sản phẩm

- Nguồn lực: Các chùm nho chín, kéo tỉa quả, nước sạch, quạt gió, giá đựng hoặc treo, chậu, thùng Carton, dây nhựa, cân.

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc phân loại và đóng gói chùm nho

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong việc trao đổi, thực hiện để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng.

+ Giáo viên hướng dẫn các nhóm các bước phân loại và đóng gói chùm nho. + Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

1

Phân chùm nho thành 3 loại

Dựa vào độ đồng đều kích thước và khối lượng từng chùm mà xếp riêng thành 3 loại

3 loại đồng đều nhau về kích thước và khối lượng

2

Xử lý các chùm nho sau khi phân loại

Cắt tỉa quả không đạt yêu cầu trong chùm

Rửa từng loại bằng nước sạch 3 lần

Đặt lên giá và hong khô bằng quạt

Các chùm quả sạch sẽ và khô ráo

3 Đóng thùng

Lót rơm vào đáy thùng

Xếp thành 2 lớp trong thùng và giữa mỗi lớp có lớp rơm rạ ngăn cách

Cân trước khi buộc thùng với khối lượng 10kg

Lót lớp rơm rạ đúng kỹ thuật tránh bị dập quả Mỗi thùng sau khi cân xê dịch khoảng 10kg

- Thời gian hoàn thành: 5 tiết (4 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).

- Địa điểm: Tại nơi thu nhận nho - Kết quả đạt được sau bài thực hành:

+ Mỗi nhóm phân loại và đóng gói được 500kg

+ Chùm nho sạch sẽ và khô ráo trước khi đóng thùng với khối lượng mỗi thùng theo yêu cầu.

2.1. Bài thực hành số 5.3.2: Bảo quản nho

- Mục tiêu: Thực hiện được các bước xử lý trước khi đưa nho vào bảo quản - Nguồn lực: Các chùm nho chín, kéo tỉa quả, nước sạch, quạt gió, giá đựng hoặc treo.

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc bảo quản nho

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong việc trao đổi, thực hiện để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng.

+ Giáo viên hướng dẫn các nhóm các bước xử lý nho trước khi đưa vào bảo quản.

+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

1

Rửa sạch các chùm nho sau khi phân loại

Rửa 3 lần và để ráo Các chùm nho sạch sẽ và ráo nước

2

Pha dung dịch CaCl2 ở nồng độ 1%

Cân 1kg CaCl2 cho vào 100 lít nước và khuấy đều trong 10 phút

Khấy đều và đảm bảo thời gian

3

Nhúng chùm nho vào dung dịch CaCl2

Đựng từng loại nho vào sọt tre khoảng 10 – 15kg quả và nhúng trong dung dịch 3 phút

Đảm bảo thời gian nhúng

4 Đưa vào kho bảo quản

Dọn dẹp kho bảo quản sạch sẽ

Đưa các sọt vào bảo quản sau khi nhúng xong

Kho bảo quản sạch sẽ Xếp các sọt gọn gàng Không xếp chồng lên nhau

- Thời gian hoàn thành: 5 tiết (4 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).

- Địa điểm: Tại nơi thu nhận nho

- Kết quả đạt được sau bài thực hành: Chùm nho sạch sẽ, khô ráo và được xử lý qua CaCl2 trước khi bảo quản trong nhà kho.

C. Ghi nhớ

Cần chú ý các nội dung trọng tâm:

- Chùm nho cần được phân thành 3 loại trước khi tiêu thụ

- Trước khi đóng gói và bảo quản, nho cần được rửa và xử lý qua dung dịch CaCl2 nồng độ 1%.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Trồng nho”. được giảng dạy cuối cùng trong tất cả mô đun.

- Tính chất: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ là mô đun tương đối độc lập với các mô đun khác, nếu người học mong muốn học biết cách thức lập hợp đồng mua bán, cách thu hoạch, đóng gói và bảo quản nho nên bố trí học cuối cùng trong chương trình.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

- Nêu được các khâu công việc trong kỹ thuật thu hoạch và đóng gói nho; - Xác định đúng độ chín thu hoạch;

- Thực hiện được các khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật và tính toán được hiệu quả kinh tế;công việc giâm ghép và chăm sóc nho trong vườn ươm đảm bảo sản xuất giống sạch bệnh và cây giống khỏe;

- Có ý thức và cẩn trọng trong công việc.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

STT Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổn g số thuyế t Thự c hàn h Kiể m tra* MĐ 05-01 Tiêu thụ sản phẩm Tích hợp Phòng học/vườn nho 26 4 20 2

MĐ 05-02 Thu hoạch nho

Tích hợp

Phòng học/vườn

nho 24 4 18 2

MĐ 05-03 Phân loại, đóng gói, bảo quản nho

Tích hợp

Phòng học/vườn

nho 14 2 10 2

Kiểm tra hết Mô đun 4 4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành

IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Đánh giá bài tập thực hành 5.1.1. Tìm hiểu thị trường và soạn văn bản hợp đồng bán nho

- Giáo viên gọi từng nhóm trình bày kết quả thu thập thông tin và văn bản hợp đồng được soạn.

- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm trình bày.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị kế hoạch đi tìm hiểu thị trường

Qua nội dung soạn thảo của từng nhóm

Tiêu chí 2: Tìm hiểu và thu thập các thông tin trên thị trường mua bán nho

Qua kết quả thu thập thông tin của từng nhóm

Tiêu chí 3: Soạn thảo văn bản hợp đồng Qua văn bản hợp đồng đã soạn thảo của từng nhóm

2. Đánh giá bài tập thực hành 5.1.2. Trao đổi và lựa chọn đối tác mua bán nho - Giáo viên gọi từng nhóm trình bày kết quả trao đổi, thu thập thông tin của từng cơ sở và cửa hàng thu mua nho.

- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm trình bày.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị nội dung cần thiết để trao đổi với đối tác

Tiêu chí 2: Trao đổi và thu thập thông tin cụ thể của từng đối tác

Qua kết quả thu thập thông tin của từng nhóm

Tiêu chí 3: Lựa chọn đối tác thu mua nho

Qua việc trình bày lý do chọn đối tác ký kết của từng nhóm

3. Đánh giá bài tập thực hành 5.2.1. Xác định đặc điểm quả và chùm nho chín của các giống nho

- Giáo viên gọi từng nhóm trình bày kết quả quan sát đặc điểm hình thái của quả và chùm quả chín của các giống nho theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc.

- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm trình bày.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Nhận diện giống nho

Qua kết quả trình bày đặc điểm các giống nho của từng nhóm

Tiêu chí 2: Nhận diện quả nho chín

Qua kết quả trình bày trên mẫu quả chín thu thập được

Tiêu chí 3: Nhận diện chùm quả có thể thu hái

Qua kết quả trình bày trên mẫu chùm quả chín thu thập được

4. Đánh giá bài tập thực hành 5.2.2. Đo độ đường trong quả chín của các giống nho

- Giáo viên gọi từng nhóm thực hiện các bước đo độ đường trên máy

- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm thực hiện

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

bước trên máy

Tiêu chí 2: Nghiền quả nho chín Qua sản phẩm sau khi nghiền xong

Tiêu chí 3: Đo trên máy quả có thể thu hái Qua cách thao tác đo trên máy

5. Đánh giá bài tập thực hành 5.2.2. Thu hoạch nho chín trên giàn

- Giáo viên gọi 3 cá nhân bất kỳ lên thực hiện tuần tự các bước trong công việc thu hái.

- Các cá nhân khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của 3 cá nhân thực hiện

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng cá nhân

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả của từng cá nhân.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thu hái Qua kiểm tra số lượng dụng cụ chuẩn bị

Tiêu chí 2: Chọn chùm nho chín Qua chùm nho đầu tiên cắt

Tiêu chí 3: Cắt chùm nho Qua chùm nho đầu tiên cắt

Tiêu chí 4: Xếp chùm nho vào sọt tre Qua thao tác xếp và khối lượng quả trong sọt

6. Đánh giá bài tập thực hành 5.3.1. Phân loại và đóng gói chùm nho

- Giáo viên gọi một nhóm lên thực hiện các thao tác phân loại và đóng thùng. - Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm thực hiện.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Phân chùm nho thành 3 loại

Qua kết quả phân loại của từng nhóm

nho sau khi phân loại

Tiêu chí 3: Đóng thùng Qua quan sát các bước thực hiện của từng nhóm

7. Đánh giá bài tập thực hành 5.3.2. Bảo quản nho

- Giáo viên gọi một nhóm lên thực hiện các bước thực hiện các bước xử lý trước khi đưa nho vào bảo quản

- Các nhóm khác nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm thực hiện.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài thực hành và đánh giá kết quả từng nhóm.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Rửa sạch các chùm nho sau khi phân loại

Qua thao tác thực hiện và kiểm tra độ sạch của nho sau khi rửa

Tiêu chí 2: Pha dung dịch CaCl2 ở nồng độ 1%

Qua thao tác thực hiện của các nhóm

Tiêu chí 3: Nhúng chùm nho vào dung dịch CaCl2

Qua thao tác thực hiện của các nhóm

Tiêu chí 4: Đưa vào kho bảo quản

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000.

[2]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002

[3]. B. Aubert. 1972. Nghề trồng nho ăn quả ở các vùng nhiệt đới. Tạp chí quả nhiệt đới.

[4]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong vườn. 1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thư ký: Ông Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

4. Các ủy viên:

- Ông Phan Duy Nghĩa, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

- Ông Nguyễn Hữu Lễ, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

- Ông Nguyễn Tuấn Điệp - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

- Ông Phan Hải Triều, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Cây công nghiệp và Cây ăn quả Lâm Đồng./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Chánh, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên

2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch nho (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w