2CPU Kiến trúc 64bit

Một phần của tài liệu Tổng quan về điện toán đám mây (Trang 37 - 67)

Kiến trúc 64bit

RAM RAM thấp nhất cho một con ESXi host là 2Gb. Lớn hơn phụ thuộc vào số lượng máy ảo.

HDD Thấp nhất là 40Gb. Đề nghị HDD sata. Card Mạng Thấp nhất 1 card mạng,

OS Windows Server 2008+ 64bit

Các phần mềm cần

thiết • ESXi 5.0+

• vCenter Server 5.+

• Windows Server 2008 R2 64bit.

• vSphere client 5.

• Starwind.

Bước 2: Kiểm tra tính tương thích thiết bị với phần mềm ảo hóa

Các thiết bị gắn trên máy cần được kiểm tra tính tương thích với hệ thống ảo hóa sẽ triển khai. Thực tế có rất nhiều thiết bị không thể cài đặt được ESXi host, đặc biệt là vấn đề không tương thích card mạng, card màn hình,... Bởi ESXi hỗ trợ một số card nomạng nhất định, nếu thiết bị không chuẩn có thể dẫn đến việc lỗi trong khi cài đặt. Theo đề nghị của VMware đưa ra những list phần cứng trên để khách hàng mua thiết bị phù hợp nhất mà VMware hỗ trợ. Hardware Compatibility (HCL) link website:

http://www.vmware.com/resources/compatibility/search.php

Bước 3: Chuẩn bị an ninh cho triển khai ảo hóa

Trong một số mô hình hệ thống mạng VMware có Firewall đứng ở giữa “chia cắt” các Host ESXi hoặc giữa ESXi với vCenter, VMware Data Recovery, … Để cho hệ thống VMware của bạn có thể hoạt động đúng thì bạn cần phải biết các port mà các thành phần sử dụng để mở rule trên Firewall. Sơ đồ sau mô tả một số port thông dụng:

Danh sách các port sử dụng khi triển khai.

Trong bài thí nghiệm sẽ sử dụng SAN và NFS demo. Triển khai SAN sẽ sử dụng Starwind để giả lập và mô phỏng SAN.

Bước 4: Thiết kế mô hình

Bài thí nghiệm sẽ triển khai hạ tầng trên 2 ESXi host, 1 vCenter để điều khiển hệ thống, và 1 Server Active Directory.

Dải địa chỉ IP được sử dụng:

• 192.168.2.x/24 Sử dụng cho management. • 192.168.9.x/24 Sử dụng để quản lý Storage. • 192.168.10.x/24 Sử dụng quản lý các VM.

Mô hình thiết kế hệ thống

Mô hình thiết kế hệ thống bao gồm các thành phần:

- ESXi Host: Là những máy chủ vật lý. Sau này sẽ sử dụng những máy chủ này để tạo và chạy các virtual machine trên chính nó. Nó cung cấp một môi trường ảo hóa. Trong hệ thống này ta xây dựng 2 con ESXi nhằm mục đích, có thể test đầy đủ tính năng cao cấp của vSphere cung cấp. Và nâng độ giá trị cao cho hệ thống.

- vCenter Server: Chạy phần mềm vCenter Server để quản lý và cấu hình cho các ESXi host. - Active Directory: Sẽ là máy chủ chạy dịch vụ Active Directory. Cung cấp dịch vụ xác thực cho user. Sau đó ta có thể sử dụng cấp user, ủy quyền quản trị cho hệ thống, cũng như phân quyền quản trị. Giải quyết bài toán trong doanh nghiệp có số lượng đội ngũ IT. Mỗi IT có nhiệm vụ và chức năng riêng. Có quyền trên hệ thống máy ảo riêng đối với mỗi user. Nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của Active Directory là cung cấp dịch vụ DNS Server. Để phân giải tên miền của toàn

Trong server Active Directory ta sẽ giả lập SAN bổ sung kiểm tra chức năng HA. Ta sử dụng SVDC chạy phần mềm Starwind để giả lập một storage. Chạy trên giao thức iSCSI. Với địa chỉ IP connect là 192.168.9.3. Và trong đó cài thêm cả chức năng chia sẻ thông qua NFS của hệ thống.

- vSphere Client: Sẽ là client remote vào hệ thống để cấu hình và quản trị. V.4. Triển khai mô hình cloud computing

Bài thí nghiệm 1

Mục tiêu: Thiết lập hạ tầng ảo hóa.

Trước khi đi vào triển khai ứng dụng ảo hóa, toàn bộ hạ tầng cần được thiết lập như mô hình đề cập bên trên để đảm bảo các ứng dụng, mạng được liên thông theo một hệ thống tổng thể.

Bước 1. Cài đặt ESXi 5.0

Sử dụng đĩa ESXi 5 hoặc USB, sau đó boot vào đĩa xuất hiện màn hình này.

Giao diện boot.

Lựa chọn boot ESXi-5.0.0... dòng đầu tiên. Nhấn Enter. Và nó sẽ load hệ thống vào RAM. Để chuẩn bị install.

Load chương trình.

Nhấn Enter để tiếp tục màn hình Welcome to VMware ESXi 5 Installation screen.

Màn hình ban đầu.

Chính sách phần mềm.

Lựa chọn ổ đĩa cứng, bạn sẽ cài đặt VMware ESXi 5 trên đó và nhấn Enter.

Lựa chọn Storage

Lựa chọn kiểu keyboard và nhấn enter.

Kiểu keyboard

Password tài khoản ROOT

Nhấn F11 để bắt đầu cài đặt ESXi 5.

Tiến hành cài đặt.

Tiến trình xử lý và cài đặt.

Thông báo quá trình xử lý cài đặt

Sau khi install xong. Tiến hành reboot server. Nhấn Enter.

Kết thúc cài đặt.

Bước 2. Tiến hành cấu hình

Sau khi khởi động lên.

Nhấn F2 vào cấu hình ESXi cần thiết.

Đăng nhập tài khoản quản trị.

Giao diện cấu hình.

Một số cấu hình quan trọng:

- Configure Password: Cấu hình mật khẩu cho tài khoản root.

- Configure Management Network: Cấu hình IP,DNS, Card mạng cho ESXi host. Ta truy cập vào và thiết lập IP như sau:

 IP address: 192.168.2.31  Subnet mask: 255.255.255.0  Default Gateway: 192.168.2.1  DNS: 192.168.2.3.

 Hostname: e1

Đối với e2 thao tác tương tự.

- Troubleshoot ing Options: Enable cấu hình SSH ESXi. Sử dụng vmware connect tới ESXi Host để cấu hình.

vSphere Client

Sử dụng IP và username/password đã config ở trên. Ta connect tới vSphere Client để thiết lập cấu hình.

Thao tác với Inventory. Có một số tab quan trọng.

- Tab Summary: Hiển thị thống kê toàn bộ tài nguyên ESXi Host. - Tab Virtual Machines: Quản lý các máy ảo trên ESXi Host.

- Performance: Biểu đồ tình trạng hệ thống, ta có thể sử dụng cái này để monitoring các ESXi Host.

- Tab Configuration: Là tab cấu hình cho các ESXi Host.

- Tab Local Users & Groups: quản lý user và group của ESXi Host. - Events: Lưu các sự kiện xảy ra đối với hệ thống,

- Permissions: Sử dụng để phân quyền.

Cấu hình một số vấn đề cần thiết:

- Cấu hình NTP: Đồng bộ thời gian theo giao thức NTP, với đồng hồ chuẩn của thế giới. Vào tab Configuration --> Software --> Time Configuration --> Lựa chọn Properties...

Cấu hình thời gian.

Tích vào NTP Client ENabled Lựa chọn Opitions...

NTP Server

Trong NTP Setting Add các địa chỉ của NTP server vào. Ở đây ta add 3 địa chỉ của NTP server của châu á và việt nam.

 2.vn.pool.ntp.org  3.asia.pool.ntp.org  2.asia.pool.ntp.org

Trong General lựa chọn "Start and sotp with host" và start dịch vụ.

- Join ESXi Host vào domain. Trước khi làm được điều này. Ta phải xây dựng xong Active Directory. Sau đó truy xuất vào phần Authentication Service. để thiết lập kết nối với domain.

Sau khi kết nối với domain.

- Còn phần cấu hình Network và Storage sẽ tiến hành cấu hình trong phần sau.

Bước 3. Cài đặt vSphere Client

Download vSphere Client trên website của vmware miễn phí. Hoặc Download trực tiếp từ các ESXi Host được tích hợp sẵn.

Truy cập vào ESXi host: https://192.168.2.31. Download vSphere Client về và nhấn vào cài đặt.

Nhấn Next để tiếp tục cài đặt. Đến khi cài đặt xong. Sử dụng vSphere client connect đến ESXi host để tiếp tục cấu hình.

Giao diện đăng nhập hệ thống client.

Ta có thể sử dụng vSphere Client này kết nối đến các vCenter, ESXi Host để quản lý, điều khiển và cấu hình.

Bước 4. Cài đặt windows server 2008 và nâng cấp Domain Controller

Đây là công việc xây dựng một dịch vụ Active Directory cho hệ thống. Sử dụng để xác thực toàn bộ user cho hệ thống. Sau này ta sẽ sử dụng những user này để phân quyền quản trị, hoặc ủy quyền quản trị. Và sử dụng DNS để phân giải tên miền cho toàn bộ hệ thống management. Các nhiệm vụ phải làm đối với server này bao gồm:

- Cài đặt hệ điều hành windows Server 2008 R2 64bit. • Hostname: SVDC

- Thiết lập IP cho server: • IP address: 192.168.2.3 • Subnet Mask: 255.255.255.0 • Default Gateway: 192.168.2.1 • DNS: 192.168.2.3

- Nâng cấp cài đặt dịch vụ active directory domain service. • Domain: neich.it

• Tạo Reverse Lockup Zones để phân giải ngược địa chỉ IP. • Cấu hình Forwarder đến nhà cung cấp dịch vụ

- Cấp user để quản trị. Trong hệ thống này, tạm thời sử dụng user adminstartor để cấu hình. - Kết nối Domain đối với các Host: vCenter server, ESXi Host.

Bước 5. Cài đặt vCenter Server 5

- Tiến hành cài đặt Windows Server 2008 R2 64 bit. • Hostname: SVVC

- Thiết lập địa chỉ IP: • IP: 192.168.2.10 • SNM: 255.255.255.0

• Default gateway: 192.168.2.2 • DNS Server: 192.168.2.3 - Kết nối SVVC vào domain. - Cài đặt phần mềm:

• Microsoft .NET 3.5 SP1 • Windows Installer 4.5 - Có bộ cài vCenter Server 5.0.

Sau khi chuẩn bị môi trường xong. Ta tiếp tục cài đặt vCenter Server. Chạy autorun của đĩa vCenter Server:

Giao diện cài đặt ban đầu.

Các sản phẩm cài đặt bao gồm: • vCenter Server

• vSphere Client

• Vmware vSphere Web Client • VMware vSphere Update Manager • Và một số công cụ khác.

Lựa chọn vCenter Server chọn Install.

Tiến hành cài đặt vCenter Server.

Cài đặt SQL Server.

Đây là bước cài đặt SQL Server 2008 hỗ trợ database cho vCenter Server. Ta có 2 lựa chọn:

- Lựa chọn thứ nhất là nó sẽ cài đặt SQL Server 2008 Express. Đối với lựa chọn này thì database vCenter chỉ hỗ trợ được lượng ESXi Host và máy ảo nhỏ. Database size khoảng 4Gb. Và phù hợp triển khai hệ thống nhỏ. Khoảng 5 host và 50 virtual machine.

- Lựa chọn thứ 2. Ta sẽ cài đặt hệ quản trị trước sau đó. Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu có sẵn. vCenter hỗ trợ các hệ quản trị sau:

 IBM DB2

 Microsoft SQL Server 2005  Microsoft SQL Server 2008  Oracle

Muốn thay đổi ta phải cấu hình 64-bit DSN. Đây là yêu cầu cho tất cả những chương trình hỗ trợ cho database.

1. Lựa chọn Control Panel > Administrative Tools > Data Sources (ODBS)

2. Dùng Application tạo một DNS system. Nếu có Microsoft SQL database, ta tạo system DSN cho SQL Native Client dirver.

3. Kiếm tra kết nối Next tiếp tục đến bước:

Danh sách các port của vCenter

Bước này là cấu hình các cổng kết nối đến vCenter. Ta cần ghi lại các port này để mở cổng (open port) cho vCenter Server trên hệ thống tường lửa (firewall). Tiếp tục Next.

Port cho inventory.

Đây là cấu hình port cho dịch vụ Inventory Service. Có nghĩa là khi vSphere Client kết nối đến vCenter Server nó sẽ sử dụng các port này. Nhấn Next.

Chọn phương án triển khai.

Lựa chọn cấu hình triển khai cho hệ thống với số lượng các host, và số lượng các máy ảo. Nó sẽ tương ứng với tiêu tốn bao nhiêu RAM của vCenter Server. Lựa chọn này phụ thuộc mô hình bạn triển khai là bao nhiêu. Nhấn Next và tiếp tục cài đặt cho đến khi kết thúc.

Sau khi cài đặt vCenter xong đâu đấy. Ta sử dụng vSphere Client kết nối đến vCenter Server cấu hình, add các Host...

Việc kết nối đến vCenter Server ta kết nối theo IP của vCenter.

Đối với username/password. Ta sẽ lựa chọn username trên hệ thống Active directory cung cấp.

Giao diện inventory.

Ta tiến hành tạo datacenter, Cluster và add các ESXi host vào để quản lý.

- Tạo datacenter: Việc tạo datacenter rất đơn giản. Và với hệ thống không lớn ta cũng chỉ cần tạo một lần. Nhấp phải chuột vào vCenter ở đây là SVVC.neich.it. Lựa chọn "New Datacenter" và đổi tên datacenter theo ý của mình.

- Bước tạo Cluster: để tạo 1 cluster chuẩn. thì ta cần chuẩn bị môi trường cho các tính năng cao cấp của cluster trước. Trong thao tác tạo Cluster.

Cấu hình HA

Có những tính năng như HA, DRS. Đây là những tính năng rất quan trọng, Nhưng ta có thể thiết lập sau. Nếu chọn tính năng này thì cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cẩu của môi trường HA, và DRS. Yêu cầu cấu hình chuẩn trước rồi. Hoặc ta có thể không lựa chọn khi tạo Cluster. Và cấu hình HA,DRS sau.

VMWare EVC: Là Cluster tương thích với với các dòng máy chủ có sẵn. Nếu ta lựa chọn cái này thì toàn bộ các host add vào cluster này đều phải có cấu hình CPU giống y hệt nhau. Và ta phải lựa chọn đúng loại.

Sau khi tạo Cluster xong. Ta bắt đầu add các Host ESXi vào vCenter để quản lý.

Lựa chọn Cluster đã tạo sẵn từ trên > Nhấp chuột phải > Chọn Add Host. Đây là thao tác add các host ESXi vào cluster có sẵn.

Add Host ESXi.

Điền các IP của ESXi host và tài khoản Username và password của host đó. Chọn Next. Tiếp tục các thao tác khác sau đó kết thúc add host. Các host khác tương tự. Sau khi add xong thì trong Datacenter nó hiển thị như sau:

Cây thư mục.

Giao diện home.

Trong vCenter Inventory có rất nhiều item quản lý khác nhau: • Host and Clusters: Sử dụng quản lý các host và cluster. • VMs and Templates: Quản lý các templates.

• Datastores and Datastore Clusters: Dùng để quản lý các Datastore. • Networking: Quản lý về mặt network.

• Và rất nhiều công cụ quản lý khác.

Bài thí nghiệm 2

Mục tiêu: Cài đặt SAN ảo.

Để có một thiết bị SAN theo đúng chuẩn, thì chi phí quá đắt. Và hệ thống SAN cũng khá phức tạp. Ngày nay có rất nhiều sản phẩm sử dụng tạo ra các SAN ảo. Các SAN ảo này sẽ tận dụng các ổ disk có sẵn trên các máy local tạo ra các LUN hay các Disk mạng. Đây cũng là một trong những giải pháp tiết kiệm chi phí.

Lý do tại sao lại cần sử dụng SAN trong hệ thống ảo hóa này. Bởi vì muốn hệ thống phải đạt được hiệu suất cao, tăng độ giá trị cao trong hệ thống. Các máy ảo giảm thời gian downtime suống thấp nhất. Thì ta cần có một vùng lưu trữ chung sử dụng SAN. Các máy ảo sẽ được lưu trữ trên datastore này. 1 Host truy cập chạy các máy ảo trên đó. Nếu sảy ra sự cố trên các host này.

Nó sẽ tự động chuyển sang host khác. và giảm thời gian downtime xuống thấp nhất. Đây chính là tính năng HA có giá trị cao trong hệ thống cần dịch vụ hoạt động liên tục trong một thời gian dài.

Bước 1. Cài đặt SAN ảo với Starwind

Để giả lập SAN ảo ta sử dụng Starwind. Một trong những phần mềm khá chuyên nghiệp xử lý vấn đề này. Ta có thể lên website download phiên bản free về sử dụng. Các phiên bản pro nó có những tính năng cao cấp hơn. Các thao tác triển khai hệ thống này như sau:

- Chuẩn bị phần mềm.

- Phần mềm chạy trên hệ điều hành windows, nên ta chuẩn bị một máy chạy windows. Ở đây ta sử dụng luôn con máy Active directory.

- Mở cổng cho firewall nếu cần thiết, hoặc nó ở vùng DMZ. Port 3261 - Nhất thiết phải open port trên firewall của máy local. Port 3261 - Tiến hành cài đặt.

- Sau khi cài đặt xong dùng management console kết nối tới server chứa service của nó. Thường mặc định là local (127.0.0.1).

Kết nối thành công

Bước 2. Thiết lập, cấu hình SAN ảo với Starwind

- Tạo Targets:

Lựa chọn Targets > Click chuột phải > Chọn Add Targets > Name targets.

Việc tạo targets có thể thiết lập cùng với việc tạo Devices. Targets Có nhiệm vụ sau làm tên kết nối tới các ESXi host. Initiator thiết bị sử dụng Targets này.

iqn.2008-08.com.starwindsoftware:svdc.neich.it-disk04 - Tạo Devices:

Tạo DISK để mount vào targets. Mỗi targets chỉ mount 1 ổ đĩa. Ta có thể tạo ổ đĩa kết hợp với targets cùng một lúc đều được.

Nhấp phải chuột chọn Add Devices > Hard Disk > Advanced Virtual > Duduplicated disk

Một phần của tài liệu Tổng quan về điện toán đám mây (Trang 37 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w