6 Đông Râm Cao Nặng Không Không
8.2. KẾT HỢP CSDL VÀ CSTT 1 D ạng luật trong CSTT
Chúng tôi gọi các luật của CSTT kết hợp với CSDL là các luật suy diễn dữ liệu, các luật này có dạng tổng quát nhưsau:
H: - G1& G2… & Gk
trong đó: H được gọi là phần đầu hay kết luận của luật. G1 &
G2 … &Gklà phần thân của luật. Các Gklàđích con hay tiền
đề của luật.
Với father, mother, parent là các vị từ X,Y là các biến. Mỗi vị từ p(X,Y,Z) ứng với một quan hệ P(X,Y,Z). Chúng tôi
phân biệt hai loại vị từ, một là vị từ được suy và hai là vị từ nền.
Vị từ được suy IDB (intensional predicate): là vị từ xuất hiện trong phần kết luận của luật. Vị từ được suy cũng có thể xuất hiện trong phần thân của luật.
Vị từ nền EDB (extensional predicate): ứng với một quan hệ được lưu trữ trong CSDL. Mỗi vị từ ứng với một quan hệ. Một vị từ có thể nhận được giá trị đúng hay sai. Nếu p là vị từ nền và Plà quan hệ nền thìp(a,b,c) với a,b,c làđối sẽ có giá trị đúng nếu bộ (a,b,c) sẽ tạo được trong tiến trình suy diễn.
Trong ví dụ trên, father và mother là các vị từ nền(EDB) còn parent là vị từ được suy(IDB). Ta cũng phân ra hai dạng luật suy diễn dữ liệu là:
Luật không đệ qui: Vị từ ở phần đầu không xuất hiện trong
phần thân của luật.
Ví dụ 2:sibling(X,Y): -parent(Z,X) &mother(Z,Y).
Luật đệ qui: Vị từ ở phần đầu xuất hiện trong phần thân của luật.
Ví dụ 3: ancestor(X,Y): -parent(X,Y).
ancestor(X,Y): -parent(X,Z) &ancestor(Z,Y)
Trong hệ thống của mình, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các luât suy diễn không đệ qui cho CSTT.